-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Một loạt hệ lụy, mẹ bầu có dám uống ít nước trong thai kỳ? (Phần kết)
13/05/2022
10 bài viết trong serries “Nước uống cho mẹ bầu” giúp mẹ bầu giải quyết 10 vấn đề liên quan đến nước uống trong thai kỳ. Không vô cớ mà The Water MAN cho ra đời một series với sự đầu tư chỉnh chu như thế. Khi nước uống trực tiếp ảnh hưởng đến sự sống, với mẹ bầu nước uống quan trọng nhân đôi càng thuyết phục. Để thai kỳ là quãng thời gian tuyệt vời của mẹ, hạnh phúc cho bé thì việc bỏ qua serries này thật đáng tiếc.
Để mở đầu cho Phần kết của series này, The Water MAN tiến hành kiểm tra mức độ nhận thức, ghi nhớ của các mẹ. Thử hoàn thành bài test và kiểm tra xem mình đã hiểu đúng hay chưa nhé. Câu hỏi sẽ nằm gói trọn trong 10 bài đầu của series thôi nhé.
Và chần chừ gì nữa, bắt đầu thôi:
Câu 1: Theo bạn, mức độ quan trọng của nước uống trong thai kỳ?
- Rất quan trọng
- Bình thường
- Không quan trọng
Câu 2: Đồ uống nào hỗ trợ làm giảm cơn ốm nghén?
- Nước tinh khiết và nước khoáng
- Nước ngọt và khoáng
- Cafe và soda
Câu 3: Cách thức uống nước giúp mẹ và bé đều dễ chịu?
- Uống chậm, chia nhỏ lượng nước vào các thời điểm trong ngày
- Chỉ uống khi cơ thể mẹ cảm thấy khát
- Uống càng nhiều càng tốt
Câu 4: Tư thế phù hợp khi mẹ bầu uống nước?
- Ngồi
- Đứng
- Nằm
Câu 5: Bà bầu nên uống bao nhiêu nước mỗi ngày?
- Khoảng 2 lít (10 ly) mỗi ngày
- Chỉ cần uống nước khi khát
Câu 6: Nhiệt độ nước uống phù hợp với m?
- Nước ấm (25-45 độ C)
- Nước lạnh (2-10 độ C)
- Nước nóng (>70 độ C)
Câu 7: Nước kiềm có tốt cho mẹ bầu? Nếu tốt, nên uống nước kiềm khi nào?
- Tốt. Uống mỗi ngày đan xen với nước tinh khiết, nước khoáng, nước ép, sữa…
- Tốt. Chỉ cần uống nước kiềm là đủ
- Không tốt
Câu 8: Mẹ bầu không nên uống lá vối khi nào?
- Khi đói và ngay khi ăn cơm
- Sau ăn cơm khoảng 1h đồng hồ
- Trước khi tắm 20 phút
Câu 9: Uống nhiều nước chanh khi mang thai có thể gây ra tác dụng phụ nào?
- Rối loạn tiêu hóa, ợ hơi, dạ dày, mòn men răng.
- Không gây ra tác dụng phụ
Câu 10: Ngoài nước uống và chế độ dinh dưỡng hàng ngày, mẹ bầu nên bổ sung thêm sữa không?
- Có
- Không
Bài test giúp đánh giá lại mức độ ghi nhớ, nhận thức của các mẹ. The Water MAN sẽ thông báo kết quả trong bài viết số tới. Nếu không, chị em có thể đọc lại những bài viết trong series để bổ sung kiến thức một lần nữa.
Tác hại của việc uống ít nước khi mang thai
Mẹ bầu dễ bị nội nhiệt
Nước có chức năng điều hòa và làm mát cơ thể hiệu quả. Nhu cầu nước uống khi mang thai có cao hơn cơ địa người bình thường. Trong thai kỳ, mẹ bầu nhạy cảm và dễ sinh nhiệt hơn nên việc bổ sung nước đều đặn là cực kỳ quan trọng. Hành động tưởng như đơn giản này giúp mẹ cân bằng thân nhiệt, ngăn ngừa được chứng nội nhiệt. Khi uống đủ nước, bản thân cơ thể mẹ sẽ năng động, lạc quan, vui vẻ hơn. Em bé trong bụng sẽ cảm nhận được những tích cực từ nguồn năng lượng đó.
Ảnh hưởng tới sức khỏe em bé trong bụng
Thiếu nước khi mang bầu gây ra tình trạng thiếu hay khô ối. Trong khi nước ối chính là môi trường dinh dưỡng giúp thai nhi lớn khỏe mỗi ngày. Mất nước, thiếu nước kéo dài cực kỳ tai hại cho mẹ bà bé. Thiếu nước ảnh hưởng tới dung lượng máu, lượng oxy cung cấp cho thai nhi cũng suy giảm. Sức khỏe thai nhi có nguy cơ bị đe dọa nếu mẹ không được hỗ trợ kịp thời. Vì vậy, để ngăn ngừa điều không tốt đẹp đó, mẹ nên bổ sung đủ nước mỗi ngày.
Táo bón nặng hơn
Vốn dĩ khi mang thai, cơ thể mẹ bầu tăng cân và trở nên nặng nề hơn. Điều này sẽ khó chịu hơn khi táo bón ghé thăm trong thai kỳ. Một trong những nguyên nhân gây ra chứng táo bón là do mẹ không bổ sung đủ nước cho cơ thể. Khi mẹ bổ sung không đủ nước, chất thải khó đào thải ra ngoài. Khó chịu, đau đớn thậm chí còn gây ra trĩ là những trường hợp mẹ phải đối mặt khi thiếu nước trong thai kỳ.
Suy giảm chức năng khác
Nước tồn tại trong mọi tế bào kể cả xương khớp, móng tay, móng chân. Khi thiếu nước, bộ máy hoạt động bên trong cơ thể mẹ bị ảnh hưởng. Độc tố không được đào thải ra ngoài tác động ngược lên những bộ phận khác làm cho tình trạng đó thêm tồi tệ. Đó là chưa kể nguy cơ khiến bé bị dị tật, thiếu ối, sinh non.
Làm sao để phòng ngừa mất nước khi mang thai
Uống nhiều nước mỗi ngày, chia nhỏ và uống vào các thời điểm
Ưu tiên nước tinh khiết, nước khoáng, nước kiềm.
Bổ sung thêm sữa hay những đồ ăn lỏng như canh, soup.
Hạn chế tối đa việc sử dụng cafe, nước ngọt.
Vận động nhẹ nhàng tránh gây mất nước.
Kết luận
Cảm ơn các bạn đã theo giỏi tới đây. The Water MAN tin rằng, 11 bài trong series đã phần nào giúp các mẹ bầu hiểu rõ hơn phương pháp uống nước sao cho khoa học. Không chỉ mẹ bầu mà người bố, người thân trong nhà cũng nên nắm những kiến thức này để áp dụng. Nếu thấy bổ ích, đừng quên chia sẻ kiến thức đến những người cần nó nha.
>>> Đọc thêm: Sự quan trọng của nước trong quá trình mang thai của mẹ (Phần 1)