Thay vì tìm ngay thuốc nhuận tràng cho trẻ uống, bố mẹ nên tham khảo và áp dụng những phương pháp ưu việt khác. Ví dụ như nước uống tốt. Đồ uống giàu xơ, khoáng, vitamin cải thiện nhu động ruột hiệu quả. Bé sẽ đi đại tiện dễ dàng khi phân được đã được làm mềm trước đó. Vậy nước gì giúp bé hết táo bón tỏng thời gian ngắn, The Water MAN sẽ bật mí ngay và luôn.

Nước ép mận 

Nhiều gia đình đã dùng nước ép mận để trị táo bón cho con. Kết quả vượt sức mong đợi. Điều này không khó lý giải vì mận chứa nhiều xơ, sorbitol với tác dụng nhuận tràng. Những thành phần này có thể làm mềm phân. Khi chất lỏng được bổ sung, ruột non và nhu động ruột vận hành trơn tru hơn. Chúng giúp phân ứ đọng trong cơ thể bé đi ra ngoài mà không gây tác dụng phụ với trẻ.

Nguyên liệu: 3-5 quả mận tươi, 1 ly nước ấm

Cách làm: Mận tươi mang rửa sạch, loại bỏ hạt và vỏ rồi cho vào máy ép chậm. Sau khi thu được hỗn hợp nước mận, mẹ nên pha loãng với nước ấm rồi cho trẻ uống. Bố mẹ có thể thêm một chút đường để trẻ dễ uống hơn. 

Nước ép mận

Đây là cách làm phổ biến. Việc pha loãng nước mận phụ thuộc vào độ tuổi của bé. Ví dụ như con bạn mới đủ 20 tháng tuổi, mẹ nên làm loãng nước ép mận nguyên chất cùng 100ml nước. Nhớ chia nhỏ rồi cho bé uống vào nhiều thời điểm nhé.

Nước ép táo

Ngoài mận ra, nước ép táo giúp nhuận tràng hiệu quả. Với gia đình có con nhỏ, em bé thường xuyên táo bón, việc tích trữ táo trong nhà là điều nên làm. Nước ép táo chứa nhiều glucose, sorbitol giúp bé đại tiện dễ hơn. Một vấn đề nhỏ ở đây chính là hàm lượng fructose trong táo tương đối cao. Bố mẹ chỉ nên cho bé uống nước táo với lượng vừa đủ, ưu tiên pha loãng trước khi cho bé uống. 

Nguyên liệu: 2 quả táo 

Cách làm: Rửa sạch táo rồi loại bỏ phần vỏ, hạt. Thái phần thịt thành những miếng vừa rồi mang hấp 5 phút. Tiếp đó, mang phần táo đã hấp, xay nhuyễn, vắt lấy nước cho bé uống.

Nước ép táo

Nhiều ông bố, bà mẹ đã áp dụng mẹo này và thành công trong việc giúp bé “thổi bay” cơn táo bón dai dẳng. Để an toàn tuyệt đối, bố mẹ nên tỉ mỉ trong quá trình sơ chế, nhất là việc chọn lựa loại táo nha.

Nước ép cam

Nhiều mẹ nghe đâu thông tin bé nước cam không tốt khi trẻ táo bón. Tthông tin này hoàn toàn sai. Các chuyên gia khuyên bố mẹ nên cho bé uống nước cam thường xuyên. Nghĩa là ngay cả khi bé không táo bón thì nước cam cũng tốt trong việc bổ sung khoáng, xơ, vitamin cho bé. Khi tiêu chảy, nước cam càng hiệu quả trong hỗ trợ nhu động ruột hoạt động. Vì cam chứa cả chất xơ hòa tan và không tan, lượng vitamin C cũng là thành phần bố mẹ nên quan tâm. Tất cả những yếu tố trên sẽ giúp hệ tiêu hóa của bé khỏe hơn, ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn và virus. 

Nguyên liệu: 2 quả cam vàng, nước ấm

Cách làm: Đơn giản như khi làm nước cam cho người lớn vậy. Cam rửa sạch, bổ đôi rồi vắt lấy nước. Cho hỗn hợp nước cam qua rây để loại bỏ phần hạt. Cam vàng có vị ngọt thanh nên mẹ có thể không cho thêm đường hay chất tạo ngọt cũng được.

Nước ép cam

Nước chanh

Tương tự như nước cam, nước chanh giàu vitamin C và chất xơ. Hai thành phần này đóng vai trò quan trọng trong điều trị táo bón. Hơn nữa, chanh là gia vị luôn thường trực trong mọi gia đình. Nên việc làm ngay nước chanh cho bé bị táo bón trở nên dễ dàng.

Nguyên liệu: ½ trái chanh, 2 thìa mật ong, 200ml nước tinh khiết ấm. 

Cách làm: Hoàn tan mật ong trong nước ấm rồi vắt thêm cốt chanh vào. Khuấy đều rồi cho bé thưởng thức khi còn ấm. Đều đặn cho bé uống nước chanh mật ong mỗi ngày, bé con không những hết táo bón trong thời gian ngắn mà sức đề kháng cũng cải thiện đáng kể đấy.

Nước chanh mật ong

Nước rau má

Không chỉ là một thức uống giải khát, thanh nhiệt được yêu thích trong màu hè, nước rau má còn có nhiều công dụng khác. Ví dụ như trị táo bón. Trong Đông Y, rau má có vị đắng, ngọt, giải độc, lợi tiểu. Đặc biệt, loại rau này chứa nhiều khoáng và vitamin tốt cho cơ thể. Việc pha loãng nước rau má với nước tinh khiết hay sữa cũng giúp loại bỏ táo báo hiệu quả. 

Nguyên liệu:100g rau má, 50g diếp cá

Cách làm: Ngâm muối và rửa sạch hai loại: sau má và diếp cá, vớt ra để ráo. Cho rau vào máy xay, thêm 50ml nước tinh khiết rồi xay trong 3-5 phút. Lọc hỗn hợp qua rây để thu phần nước rau má. Mẹ có thể cho bé uống trực tiếp hoặc pha sữa để bé dễ uống hơn. 

Nước rau má

Bột sắn dây 

Trẻ khó chịu vì táo bón, nhà lại có sắn dây, hãy áp dụng ngay mẹo này. Bố mẹ thực hiện ngay một ly sắn dây và cho bé uống. Sắn dây tính mát với tác dụng thanh nhiệt, giải độc hiệu quả. Cho bé sử dụng bột sắn dây đều đặn mỗi ngày, hệ tiêu hóa của bé sẽ khỏe hơn. Một điểm cần lưu ý, vì bột sắn dây giàu dinh dưỡng nên những em bé đang ăn dặm không nên sử dụng.

Nguyên liệu: 30g bột sắn dây, 200ml nước tinh khiết

Cách làm: Hòa tan bột sắn dây với chút nước lọc ở nhiệt độ bình thường. Khi hỗn hợp đã hòa tan thì cho thêm 150ml nước nóng để làm chín bột. Nếu bé thích ăn ngọt, mẹ có thể thêm vào chút đường. 

Nước sắn dây

>>> Đọc thêm: Bố mẹ có nên cho trẻ uống nước kiềm không?

Nên làm để khắc phục táo bón ở bé?

Ngoài việc khuyến khích bé uống nước đều đặn mỗi ngày thì bố mẹ nên tham khảo thêm một vào khuyến cáo sau. Những mẹo này sẽ giúp đánh bay táo bón nhanh hơn

  • Giúp bé vận động

Việc nhắc nhở hay giúp bé vận động sẽ giúp táo bón nhanh chóng biến mất. Khi cơ thể chúng ta vận động, hệ tiêu hóa được kích thích nên chất rắn trong cơ thể thuận lợi trong quá trình giải phóng ra ngoài.

  • Chế độ ăn với thực phẩm giàu chất xơ

Bố mẹ nên biết rằng, chất xơ cần thiết trong việc loại bỏ phân ra khỏi cơ thể. Do đó, mẹ nên chọn thực phẩm hay ngũ cốc giàu cơ. Trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt là nhóm thực phẩm tốt cho tình trạng hiện tại của bé. 

Chất xơ tốt cho táo bón

  • Chất bôi trơn

Một chút Vaseline hoặc chất bôi trơn sẽ giúp bé dễ đại tiện hơn. Bố mẹ có thể kết hợp thêm phương pháp này. Tình trạng táo bón đã dẫn đến các vết nứt, bố mẹ nhớ thoa một ít kem trị hăm tã để giúp con dễ chịu hơn.

Trên đây là những kiến thức bổ ích cho những bố mẹ đang chật vật với bệnh táo bón ở trẻ. Ngoài cho bé bổ sung nước đều đặn, cũng quan sát để kịp thời phát hiện những bất thường. Trong trường hợp đó, nên cấp tốc đứa bé tới ngay cơ sở y tế để được hỗ trợ. 

>>> Đọc thêm: Nhu cầu nước uống ở trẻ em theo từng độ tuổi khác nhau thế nào?