Chỉ cần mất từ 10-20% nước thì cơ thể rơi vào nguy kịch. Vậy mới biết, nước quan trọng thế nào đối với sự sống mỗi người. Bố mẹ nên nắm thông tin, 70% cơ thể người trưởng thành là nước. Nhưng trên cơ thể bé, tỉ lệ này còn cao hơn. Tầm quan trọng của nước đối với trẻ trở thành vấn đề nên được ưu tiên.

Vì sao nước quan trọng với cơ thể trẻ?

Dù ít vận động, ngồi trong môi trường điều hòa đi nữa thì các mô trong cơ thể bé cần nước để đảm bảo độ ẩm cũng như duy trì hoạt động bình thường.

Đào thải chất độc ra ngoài: Ruột, gan, thận…đảm nhận việc đào thải độc tố, cặn bã ra ngoài. Nhưng để quá trình đó thuận lợi, cơ thể bé cần bổ sung đủ nước. Chất độc và thành phần gây hại được giải phóng ra ngoài bằng đường mồ hôi, đại tiện, tiểu tiện…

Hỗ trợ tiêu hóa: Từ việc giải phóng độc tố, hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả hơn. Ngoài ra, uống nước đúng cách đảm bảo lượng enzym có trong nước bọt. Enzym đảm nhận việc làm mềm, phân hủy thức ăn. Khi đó, cơ thể có điều kiện hấp thu dinh dưỡng từ thức ăn một cách hiệu quả. 

Nước uống quan trọng trong sự phát triển của bé

Ngăn ngừa táo bón: Thiếu nước là một trong những nguyên nhân khiến bé khó khăn trong việc đại tiện. Điều này sẽ làm con trẻ cảm thấy khó chịu, đau đớn. Nếu không can thiệp kịp thời, tình trạng đó tạo điều kiện gây ra những bệnh liên quan đến răng miệng.

Đảm bảo hoạt động sống: Con trẻ sẽ đủ năng lượng, vui vẻ, tập trung khi chúng được bổ sung đủ nước. Hơn 70% cơ thể bé là nước, hơn 80% não bộ là nước. Chúng lý giải cho việc bổ sung đủ nước giúp bé năng động, hoạt bát mỗi ngày. 

Nhu cầu nước của trẻ theo từng độ tuổi

Dưới đây là những thông tin cơ bản về lượng nước theo từng độ tuổi ở trẻ. 

  • Trẻ dưới 6 tháng tuổi: Khoảng thời gian này bé không cần bổ sung nước. Sữa mẹ hay sữa công thức đã đáp ứng đủ lượng nước bé cần. Thói quen cho con uống thêm nước có nguy cơ làm con trẻ ngộ độc. Việc dư thừa nước có thể làm cho trẻ giảm nồng độ natri máu, hạ thân nhiệt, phù nề…

  • Trẻ sơ sinh từ 6 - 12 tháng tuổi: Bé bắt đầu có nhu cầu được bổ sung nước từ bên ngoài. Tuy nhiên, lượng nước cần bổ sung không cao, thường rơi vào khoảng 200-300ml/ngày. Do đó, ngoài việc cho bé uống sữa, đồ ăn dặm thì mẹ có thể cho bé uống thêm 15-30ml nước sau khi ăn là được. 

  • Trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên: Nhu cầu nước uống của bé cao hơn. Trẻ trên 1 tuổi đã có thể tự cầm bình để uống nước. Bé có thể chủ động hơn. Giai đoạn này bố mẹ nên theo dõi để tránh tình trạng con trẻ bị sặc khi uống nước.

Trẻ em dưới 6 tháng tuổi chỉ cần uống sữa công thức hoặc ty sữa mẹ

Ngoài cách trên, bố mẹ có thể tham khảo thêm nhu cầu nước uống ở trẻ:

>>> Tính theo cân nặng: 

  • Trẻ từ 1-10kg cần khoảng 100ml/kg cân nặng.

  • Trẻ từ 11 - 20kg: 1.000ml/10kg đầu + 50ml/kg/1kg cân nặng tăng thêm.

  • Trẻ từ 21kg trở lên: 1.500ml/20kg đầu + 20ml/1kg cân nặng tăng thêm.

>>>Tính theo năng lượng

  • Trẻ vị thành niên: 1,5ml/kcal.

Bé trên 1 tuổi có thể bổ sung nước theo nhu cầu của bé

Nhu cầu nước uống ở trẻ từng độ tuổi có sự khác nhau. Và những gợi ý trên cũng mang tính tương đối. Tuy nhiên, nước uống đóng vai trò quan trọng với sự phát triển bình thường của con. Các chuyên gia khuyến khích bố mẹ cho bé uống nước vào sáng sớm. Chia nhỏ lượng nước vào nhiều thời điểm trong ngày. Nên tập thói quen chủ động uống nước. Khi bé đi tiểu ít hơn 5-6 lần trong ngày, nước tiểu vàng đậm thì khả năng lớn bé đang thiếu nước. Hãy giúp con bổ sung chúng. 

Những lưu ý khi cho trẻ uống nước

Dưới đây là những lưu ý bố mẹ không nên bỏ qua trong quá trình cho con mình uống nước:

  • Không đợi khát mới uống: Chúng ta thường tìm tới nước khi thực sự khát. Thói quen này không nên chút nào. Bạn đừng tập cho con trẻ bắt chước điều đó. Vì khi thực sự khát nghĩa là cơ thể đã mất nước trước đó. Chức năng trong cơ thể có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì thói quen trên.

Khi uống đủ nước, nước tiểu của bé có màu vàng nhạt

  • Không thay thế nước tinh khiết bằng nước ngọt, sữa…:Nước ngọt, soda thậm chí là sữa hộp không thể thay thế cho nước tinh khiết được. Những đồ uống trên có thể làm cho bé lười ti, lười uống nước hơn. 
  • Không dùng ly nhựa, ly tiện lợi: Thành phần trong ly nhựa, ly tiện lợi tiết ra, lẫn vào nước và đi vào cơ thể bé. Do đó, bạn nên ưu tiên dùng ly thủy tinh, sứ, sành khi cho bé uống nước. 
  • Ưu tiên nước tinh khiết: Nước tinh khiết thường gọi là nước lọc. Khi uống, nước lập tức được hấp thu trong cơ thể trẻ. Hơn nữa, nước này hầu như không chứa khoáng nên ngừa được nguy cơ thừa khoáng.

>>> Đọc thêm: Đừng cho trẻ sơ sinh uống nước nếu không muốn bé gặp nguy hiểm

Nước tinh khiết giúp ngăn ngừa nguy cơ thừa khoáng ở trẻ

Trên đây là những chia sẻ về tầm quan trọng của nước uống cũng như hướng dẫn bố mẹ tính toán được nhu cầu nước của con mình. Ngoài việc uống đủ, bố mẹ nên chọn đúng loại nước. Nước khoáng, nước kiềm đóng bình/chai nên ưu tiên so với việc chọn nước giếng khoan, nước máy thông thường. The Water MAN cung cấp nước chính hãng, nhiều thương hiệu, đa dạng dung tích để bố mẹ lựa chọn. Mọi người có thể tham khảo sản phẩm trước chi đưa ra quyết định chọn mua.

>>> Đọc thêm: Hướng dẫn cho trẻ uống nước đúng cách