Một TP.HCM năng động, xô bồ trở thành hình ảnh quen thuộc trong tâm thức của nhiều người. Điều đó không đồng nghĩa với việc mảnh đất này vắng bóng của những không gian thanh tịnh, an lạc. Chùa là điểm đến thú vị cho những ai muốn lần đầu đặt chân tới Sài Gòn.

Tham khảo top 10 ngôi chùa thiêng liêng, thanh tịnh nhất TP.HCM, có điều kiện bạn hãy ghé một lần nhé!

Chùa Bửu Long TP Thủ Đức

Tọa lạc trên một mảnh đất rộng rãi thuộc phường Long Bình, TP Thủ Đức (Quận 9 cũ), chùa Bửu Long trở thành tượng đài tham quan khi tới vùng đất này. Nếu bạn có dịp ghé về trung tâm TP.HCM, hãy dành một khoảng thời gian vừa đủ để ghé thăm ngôi chùa. Bửu Long còn có tên gọi khác là thiền viện Tổ đình Bửu Long, nổi tiếng với tháp Gotama Cetiya. Tính tới thời điểm hiện tại, đây vẫn là một trong những ngôi chùa có quy mô lớn nhất với chiều cao 3 tầng lên gần 60m. Dù ngôi chùa này có tuổi đời khá lâu nhưng vẫn mang hơi hướng của một nét đẹp chùa chiền Thái Lan. Bạn sẽ bị ấn tượng ngay lần đầu tham khảo bởi chính hình ảnh ngọn tháp màu sắc rực rỡ, điểm xuyết giữa một bầu trời gian thơ mộng.

Chùa Bửu Long

  • Địa chỉ chùa: 1 Nguyễn Xiển, phường Long Bình,  TP Thủ Đức, TP.HCM
  • Mở cửa từ: 9h-21h

Chùa Hoằng Pháp huyện Hóc Môn

Thử hỏi người dân TP.HCM về một ngôi chùa linh thương pha nét cổ kính, bạn sẽ được hướng dẫn con đường ghé về chùa Hoằng Pháp. Nó tọa lạc tại xã tân Hiệp, Hóc Môn. Một trong những điểm cuốn hút du khách nằm ở thiết kế chìa. kết cấu cổng Tam cùng mái ngói với màu đỏ rực tạo một không khí ấm cúng khi ghé thăm. Hiện nay, khuôn viên ngôi chùa này thoáng hơn, rộng hơn nhờ trải qua nhiều lần tu sửa. Chùa trở thành địa điểm thu hút những tín đồ Phật giáo tới tham gia những khoa tu.

Chùa Hoằng Pháp

  • Địa chỉ chùa: xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn, TP.HCM
  • Mở cửa từ: 7h-20h

Chùa Giác Lâm quận Tân Bình

Đây chính là một trong những ngôi chùa có tuổi đời cao. Chùa được xây dựng ở đất Gia Định-Sài Gòn cho tới ngày hôm nay. Giác Lâm còn còn có những tên gọi khác như Sơn Can, Cẩm Sơn, cẩm Đệm. Kiến trúc chùa được xây dựng đặc trưng của người Nam Bộ với 98 cột chống đỡ. 114 pho tượng được sắp xếp chỉnh chu tạo một nét trang nghiêm đến ấn tượng. Hàng năm, ngôi chùa này tiếp đón hàng ngàn lượt tham quan của du khách trong và ngoài nước.

Chùa Giác lâm

  • Địa chỉ chùa: 118 Lạc Long Quân, phường 10, quận Tân Bình, Tp.HCM
  • Mở cửa từ: 8h-21h

Chùa Vĩnh Nghiêm quận 3

Tọa lạc ngay trên trục đường của quận 3, TP.HCM, Vĩnh Nghiêm chính là công trình chùa chiền công phu nhất tại TP này. Kiến trúc chùa cao tớ 14m với 7 tầng. Tương truyền rằng, ngôi chùa này được xây dựng thời Lý Thái Tổ. Cho tới hiện tại, qua nhiều lần tu sửa, chùa vẫn vững chãi, kiên cố. Ngôi chùa này cũng là nơi lưu giữ tro cốt những người đã mất. Cũng lý do này mà năm nào cũng vậy, số người ghé về đông đúc, họ tới đây để tưởng nhớ người thân yêu của mình. Vĩnh Nghiêm là một trong những ngôi chùa có tiếng tăm tại nước ta cũng như khu vực châu Á.

Chùa Vĩnh Nghiêm

  • Địa chỉ chùa: 339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 3, TP.HCM
  • Giờ mở cửa: 8h-18h

Chùa Phổ Quang quận Tân Bình

Hiện nay, Phổ Quang vẫn là ngôi chùa lớn nhất TP.HCM. Chùa được xây dựng trên một mảnh đất thoáng đãng, thanh tịnh. Ngôi chùa thu hút du khách chính sự tinh tế mà không gian này mang lại cho họ. Chùa có khá nhiều tượng phật với nhiều hình thói khác nhau. Hình tượng quan thế âm sừng sững giữa hòn non bộ được điêu khắc đầu rồng. Từ một công trình đơn sơ ban đầu, qua nhiều lần trùng tu, chùa rộng lớn, vững chãi và thanh tịnh hơn. Bỏ quên một cuộc sống bộn bề bạn sẽ cảm nhận được vẻ đẹp đằm thắm của chống bồng lai tiên cảnh, một nét dịu dàng, đằm thắm, nhẹ lòng khi tới đây.

Chùa Phổ Quang

  • Địa chỉ chùa: 64, Huỳnh Lan Khanh, phường 2, quận Tân Bình, TP.HCM
  • Mở cửa từ: 6h-20h

Chùa Nam thiên đệ nhất trụ quận Thủ Đức

Chùa Nam thiên đệ nhất trụ được ví như chùa một cột khu vực miền Nam vậy. Ngôi chùa này được hòa thượng Thích Trí Dũng đặt nền móng vào năm 1958. Kiến trúc ngôi chùa này đan xen giữa các vùng miền, nặng nhất là miền Bắc. Những chi tiết như đầu đao, rồng phượng được làm một cách công phu chẳng khác gì phiên bản chùa một cột ở thủ đô cả. 

Chùa Nam thiên đệ nhất trụ

  • Địa chỉ: 100 Đặng Văn Bi, phường Bình Thọ, quận Thủ Đức, TP.HCM
  • Mở cửa từ: 7h-21h

Chùa Pháp Hoa quận 3

Nếu top 10 những ngôi chùa linh thiêng, đẹp đẽ vắng bóng cái tên này thật thiếu sót Pháp Hoa tọa lạc tại đường Trường Sa, phường 14, quận 3, TP.HCM, hướng ra dòng sông. Xung quanh khuôn viên chùa được bao bọc bởi những hàng cây xanh ngắt cùng những hồ nước nhỏ trong veo. Vào những ngày lễ lớn, nơi đây đông đến nghẹt người. Ngôi chùa gần 100 năm tuổi này được những nhà sư chăm sóc tỉ mỉ, tôn tạo thường xuyên. Bạn cần tìm một nơi thanh thạnh giữa lòng thành phố, hãy thử ghé nơi đây một lần để hòa mình vào không khí bao la, rộng lớn của đất trời.

Chùa Pháp Hoa

  • Địa chỉ chùa: số 870 đường Trường Sa, phường 14, quận 3, TP. HCM
  • Mở cửa từ: 7h-21h

Chùa Bà Thiên Hậu quận 5

Đây là ngôi chùa do người Hoa xây dựng. Tuổi thọ của chùa lên tới hàng trăm năm. Công trình kiến trùng mang đậm nét văn hóa của Trung Quốc. Kết cấu chùa là tổ hợp 4 ngôi nhà đan xen nhau. Đây cũng là nơi thờ tự cổ xưa của dòng dõi người Hoa sinh sống tại nước ta. Được xây dựng từ năm 1760, qua nhiều năm và nhiều lần tu sửa, chùa vững chĩa nhưng vẫn mang đậm nét kiến trúc độc đáo, in hằn dấu ấn của người Hoa.

Chùa Bà Thiên Hậu

  • Địa chỉ chùa: 710 Nguyễn Trãi, quận 5, TP. HCM
  • Mở cửa từ: 6h-16h30

Chùa Xá Lợi quận 3

Nếu có dịp, bạn có thể tới ngôi chùa này để tham quan và chiêm ngưỡng tháp chuông cao nhất Việt Nam với trọng lượng 2 tấn. Đây cũng là ngôi chùa đầu tiên tại TP.HCM được tiến hành xây dựng theo kiến trúc mới mẻ hoàn toàn. Đầu tiên, mục đích là xây dựng ngôi chùa để thờ Xá Lợi của Phật tổ và làm hội quán cho hội Phật Học Việt Nam. 

Chùa Xá Lợi

  • Địa chỉ chùa: 89 Bà Huyện Thanh Quan, phường 7, quận 3, TP.HCM
  • Mở cửa từ: 6h-21h

Chùa Ấn Độ quận 1

Chùa Ấn Độ còn có tên gọi khác là đền thờ Bà Mariamman. Nơi đây từ lâu đã trở thành một địa chỉ du lịch Sài Gòn có tiếng. Chùa này tọa lạc trên mảnh đất trung tâm, gần chợ Bến Thành và có khá nhiều cách di chuyển tới chùa. Chùa có thờ vị nữ thần thiêng liêng của Ấn Độ. Người ta tin rằng những tượng đá này có thể “nói chuyện”. Những ai đang có những tâm tư, nguyện vọng có thể ghé tai tâm sự với tượng đó. Ngôi chùa là dấu ấn cho những con người Ấn Độ đang sinh sống tại đây. Tất nhiên, không chỉ người Ấn xa quê mới ghé về đây, người dân bản địa và nhiều đất nước khác cũng cảm thấy thích thú khi tới tham quan chùa này.

Chùa Ấn Độ

  • Địa chỉ chùa: số 45, thuộc đường Trương Định, quận 1, TP.HCM
  • Mở cửa từ: 9h-20h

Kết luận

Trên đây là gợi ý 10 điểm du lịch linh thiêng, an lạc mà chúng tôi gợi ý. Tâm nguyện một lần ghé tới Sài Gòn để ghé thăm những chùa chiền, đừng bỏ qua bài viết này nhé.

>>> Đọc thêm: Top 10 địa điểm du lịch Thành phố Hồ Chí Minh hot nhất năm 2022 không đi là phí