-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
2 loại nước khuyến cáo không nên uống sau tiêm vắc xin Covid-19 (Phần 4)
17/01/2022
Tối ưu hóa hoạt động của hệ miễn dịch, tăng đề kháng cơ thể là giải pháp chống lại sự xâm nhập của virus Sars-Cov-2 gây viêm đường hô hấp cấp. Tiêm ngừa hiện đang là giải pháp ưu tiên hàng đầu trong chính sách phòng ngừa dịch bệnh lây lan.
Quyết định 3588 về việc Hướng dẫn tổ chức buổi tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 ban hành ngày 26/7, Bộ Y tế lưu ý người được tiêm vaccine sau khi tiêm cần thiết luôn có người hỗ trợ bên cạnh 24/24, ít nhất là trong 3 ngày đầu sau tiêm. Các chuyên gia khuyến cáo người vừa tiêm ngừa không nên sử dụng hai loại nước dưới đây.
Chế độ dinh dưỡng khoa học sau tiêm ngừa
Hướng tới mục tiêu miễn dịch cộng đồng, tiêm ngừa được áp dụng tại hầu hết các địa phương cả nước với nhiều độ tuổi khác nhau. Theo những thông tin của WHO và Bộ Y tế, sau khi tiêm ngừa, chúng ta có thể gặp phải những triệu chứng như sốt, đau nhức, mệt mỏi, nổi mẩn…Chúng sẽ giảm dần trong những ngày tiếp theo. Một chế độ dinh dưỡng khoa học, uống nước hợp lý đẩy nhanh quá trình giảm nhẹ những triệu chứng trên.
Không nên uống rượu, bia sau khi tiêm
Rượu, bia và các loại đồ uống có cồn khác có thể gây ức chế miễn dịch, gây mất nước, giảm khả năng chống nhiễm trùng, tăng nguy cơ biến chứng, gây khó khăn khi phân biệt phản ứng của rượu, bia với phản ứng của vaccine, do đó sau khi tiêm chúng ta không nên sử dụng những loại đồ uống này.
Ngoài ra theo CDC Hoa Kỳ, rượu, bia còn được chứng minh là chất làm căng thẳng hệ miễn dịch. Dù rượu có thể giúp chúng ta buồn ngủ nhanh hơn nhưng lại gây rối loạn giấc ngủ, ảnh hưởng không tốt đến chất lượng và thời lượng giấc ngủ, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.
Tốt nhất, nên kiêng uống rượu bia trong vòng ít nhất 3 ngày sau khi tiêm chủng.
Caffeine thường có trong trà, cà phê... có thể làm tăng tần số tim, tăng huyết áp và rối loạn nhịp tim khi sử dụng quá nhiều. Chính vì vậy, bạn không nên uống cà phê , trà sau tiêm để tránh ảnh hưởng đến kết quả khám sàng lọc, chỉ định tiêm chủng.
Vậy sau khi tiêm vaccine COVID-19 nên uống nhiều loại nước nào?
Câu trả lời chính là nước lọc.
Giữ đủ nước là một trong những phần quan trọng nhất của bất kỳ chế độ ăn uống lành mạnh nào. Để giữ cho cơ thể hoạt động, đủ khả năng để tế bào loại bỏ độc tố và không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ tác dụng phụ nào của vaccine, mọi người cần phải uống nhiều nước một ngày trước và cho đến vài ngày sau khi tiêm vaccine.
Theo Bộ Y tế (2021), chúng ta nên duy trì đủ 2,5-3l/ngày, đặc biệt là các thời điểm như sau khi thức dậy buổi sáng, giữa sáng đến trưa, giờ ăn trưa đến giữa buổi chiều, buổi chiều đến giờ ăn tối.
Ngoài uống đủ nước, các bác sĩ khuyến cáo sau khi tiêm chủng cần phải ăn đầy đủ và đa dạng thực phẩm. Nên ăn đủ các nhóm chất thịt, cá trứng sữa, các loại ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây tươi.
Lưu ý nên ăn các thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, nếu buồn nôn và chán ăn sau tiêm, nên dùng thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như súp gà, cháo thịt bằm với đậu xanh... và chia nhỏ bữa ăn.
Đảm bảo có giấc ngủ, chế độ sinh hoạt đều đặn, cần ngủ đủ giấc, ngủ thật ngon vào đêm trước khi tiêm và sau khi tiêm để giúp hệ thống miễn dịch hoạt động tối đa.
Sau khi tiêm chủng cần lưu ý gì
Nên ở lại điểm tiêm chủng 30 phút sau khi tiêm để cán bộ y tế theo dõi, phát hiện sớm và xử trí kịp thời nếu có các phản ứng xảy ra sau tiêm chủng. Khi về nhà, nên chủ động theo dõi sức khỏe trong vòng 3 tuần kể từ thời điểm tiêm vắc xin.
Một số dấu hiệu thông thường sau tiêm vắc xin phòng Covid-19 mà bạn có thể gặp như như: đau tại chỗ tiêm, sốt, mệt mỏi, đau đầu, ớn lạnh, đau cơ, đau khớp, ngứa, sưng, đỏ, bồn chồn… Đây là các phản ứng thông thường sau khi tiêm vắc xin Covid-19, cho thấy cơ thể bạn đang tạo ra miễn dịch phòng bệnh.
Một số phản ứng sau tiêm nghiêm trọng rất hiếm có thể xuất hiện một vài giờ hoặc một vài ngày sau tiêm phòng vắc xin Covid-19 như: tê môi/ lưỡi; phát ban; ngứa, tắc nghẽn, căng cứng ở họng; thở dốc, khó thở,…
Nếu có các dấu hiệu nghiêm trọng hoặc bất thường sau khi tiêm vắc xin, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế để được các bác sĩ theo dõi và xử lý kịp thời.
>>> Đọc thêm: