Tỷ lệ nước nhiễm mặn ở các tỉnh miền Trung, Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long ngày càng cao đặc biệt là sau những trận lú lớn. Tình trạng đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống cũng như trong các hoạt động sản xuất, và hoạt động nuôi trồng thủy hải sản, trồng lúa nước.

Chính vì thế, bài viết dưới đây của The Water MAN sẽ đưa ra một số kiến thức cơ bản về nước nhiễm mặn và 3 cách xử lý nhiễm mặn, các phương pháp xử lý nước mặn thành nước ngọt đơn giản mà có hiệu quả tốt nhất!

Nước nhiễm mặn là gì?

Nước nhiễm mặn là nước chứa hàm lượng lớn các chất muối hòa tan (chủ yếu là NaCl) vượt qua ngưỡng cho phép. Thường thì nguồn nước nhiễm mặn chủ yếu do quá trình xâm nhập của nước biển vào sâu trong đất liền, khiến cho nguồn nước ở các sông, hồ, ao, suối... bị nhiễm muối.

Nước nhiễm mặn xảy ra nhiều ở những vùng trũng hoặc vùng ven biểu. Mùa khô hạn kéo dài, tình trạng khan hiếm nước ngọt thì quá trình xâm nhập mặn diễn ra càng nhanh. Từ nguyên nhân này, không chỉ nước ở ao hồ, sông suối nhiễm mặn mà nước ở giếng, mạch nước ngầm cũng bị ảnh hưởng theo.

Mỗi khu vực bị nhiễm mặn thì nồng độ nhiễm mặn ở khu vực đó cũng có sự khác biệt. Nồng độ đó ít nhiều phụ thuộc vào hiện tượng thủy văn cũng như mức độ thủy triều toàn khu vực đó.

Nước nhiễm mặn trở thành vấn đề báo độngở khu vực đồng bằng công Cửu Long

Tại sao lại có hiện tượng xâm nhập mặn?

Nước nhiễm mặn là hiện tượng khi nước biển với nồng độ muối hoàn tan bằng hoặc lớn hơn 40/00. Chúng ăn sâu vào đất liền khi diễn ra triều cường hoặc cạn kiệt nước ngọt. Thông tin từ Bộ y tế, nước nọt bị nhiễm mặn có có lượng clo lớn hơn 300mg/L.

Việc nhận viết nước nhiễm mặn khá đơn giản, bạn có thể nếm thử bằng miệng hoặc bằng thiết bị đo độ mặn chuyên dụng. Nước ngọt hay loại nước sạch mọi người vẫn sử dụng mỗi ngày có độ mặn dưới 1. Bạn có thể căn cứ vào cách nhận biết trên để tìm giải pháp nước sạch hiệu quả, tiết kiệm cho gia đình.

Xâm nhập mặn là nguyên nhân chính tạo ra những khu vực nướn nhiễm mặn

Tác hại của nước nhiễm mặn

Xâm nhập mặn gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho con người, sinh hoạt và sản xuất:

Đối với con người

  • Nước nhiễm mặn có thể gây ra các hiện tượng mất nước, đau bụng, nôn ói, tiêu chảy, viêm ruột cấp tính nếu con người uống. Nước lợ còn làm suy giảm chức năng đề kháng, có thể gây nên suy thận, suy gan, khử trùng.

  • Nếu chỉ sử dụng để tắm rửa vệ sinh sẽ gây ra các bệnh ngoài da như viêm da, mụn nhọt, ghẻ lở…

  • Ngoài ra còn gây ra các bệnh về mắt nếu sử dụng nước nhiễm mặn rửa mặt, mắt.

Bệnh lý về da vấn đề bạn phải đối mặt khi sử dụng nước bẩn

Đối với ngành công nghiệp và nông nghiệp

  • Nước nhiễm mặn khiến đất đai cằn cỗi, không thể trồng trọt, mất mùa.

  • Nếu nước nhiễm mặn đem đi tưới tiêu, sẽ khiến cây trồng bị héo, rụng lá, chết.

  • Nhu cầu tưới tiêu cho mỗi vụ mùa rất lớn, trung bình nếu tưới cho cây ăn quả nằm trong khoảng 350 khối/ha. và luân phiên 10 ngày tưới một lần. Nếu không đủ nước ngọt, thì có thể dẫn đến việc chết cây.

  • Các thiết bị, đồ dùng sinh hoạt trong nhà, các thiết bị làm bằng kim loại có thể bị rỉ sét, ăn mòn và phân hủy. Đặc biệt là các thiết bị dẫn nước trong gia đình như ống dẫn nước, xong nồi, bình nóng lạnh…

  • Đối với các công ty công nghiệp có sử dụng lò hơi trong quá trình hoạt động, nước nhiễm mặn có thể gây nổ lò hơi.

3 phương pháp xử lý nước nhiễm mặn

Phương pháp trao đổi ion xử lý nước nhiễm mặn

Khử muối của nước bằng phương pháp trao đổi ion tức là lọc nước qua bể lọc H-cationit và OH-anionit. Khi lọc nước qua bể lọc H-Cationit, do kết quả trao đổi các cation của muối hòa tan trong nước với các ion H+ của hạt cationit, các muối hòa tan trong nước biến thành các axit tương ứng:

RH + NaCl → RNa + HCl

2RH + Na2SO4 → 2RNa + H2SO4

2RH + Ca(HCO3)2 → R2Ca + 2CO2↑­ + 2H2O

Và khi lọc tiếp, nước đã được khử cation ở Bể H-Cationit, qua bể lọc OH-anionit, các hạt anionit sẽ hấp thụ từ nước các anion của các axit mạnh như Cl-, SO42- (Khí cacbonic được khử ra khỏi nước bằng làm thoáng trước khi cho vào bể OH-anionit) và nhả vào nước một số lượng tương đương anion OH-

[An]OH + HCl → [An]Cl + 2H2O

2[An]OH + H2SO4 → [An] 2SO4 + 2H2O

Ưu điểm của phương pháp này là chúng ta có thể sục rửa và hoàn nguyên theo đúng quy trình, đảm bảo nguồn nước đầu ra đạt được tiêu chuẩn cao nhất. Tuy nhiên, phương pháp xử lý nước mặn này có chi phí khá cao và khá khó vận hành.

Phương pháp thẩm thẩu bằng máy lọc RO

Thực chất của phương pháp xử lý nước bị nhiễm mặn này là dùng máy xử lý nước mặn, lọc nước nhiễm mặn bằng màng lọc Ro thẩm thấu đặc biệt bằng Axetyl Xenlulo. Màng chỉ cho nước đi qua còn các ion của muối hòa tan trong nước được giữ lại.

Để lọc nước biển, nước nhiễm mặn thành nước ngọt, máy lọc sẽ phải sử dụng máy tăng áp nhằm tăng áp lực đẩy nước đi qua các màng lọc. Khí đó, nước sạch sẽ được chảy vào bình chứa còn cặn bẩn, ion sẽ bị giữ lại trên các màng lọc.

Phương pháp chưng cất nhiệt

Chưng cất nhiệt là phương pháp được lưu truyền và sử dụng khá lâu đời trong dân gian. Phương pháp này thực hiện cũng khá đơn giản khi chỉ cần đun nóng nước cho đến khi sôi để nước bay hơi rồi ngưng tụ lại thành nước tinh khiết.

Ưu điểm của phương pháp này này là có thể xử lý mọi loại nước nhiễm mặn với mức độ khác nhau và khá tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, nó cũng có nhược điểm lớn là mất nhiều thời gian và tồn khá nhiều nhiên liệu.

Kết luận

Toàn bộ những kiến thức trên thực sự bổ ích cho những hộ gia đình đang sử dụng nguồn nước nhiễm mặn, nhất là khu vực đồng bằng Sông Cửu Long. Việc hiểu đúng về nước nhiễm mặn và phương pháp xử lý sẽ giúp bạn đưa ra được giải pháp hiệu quả. Trong đó, máy lọc nước hay nước đóng bình chính là những gợi ý bổ ích chúng tôi khuyên bạn nên tham khảo.

>>> Đọc thêm: “Tiền mất tật mang” do mua máy lọc nước giá rẻ, kém chất lượng