-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
3 lưu ý giúp người tiêm vắc xin nhanh chóng phục hồi sức khỏe
30/07/2021
Tùy theo cơ địa mỗi người sẽ có những phản ứng khác nhau sau khi tiêm vắc xin covid. Để ngừa hoặc làm giảm các tình trạng như sốt, nhức mỏi, đau lưng...bạn hãy tham khảo và áp dụng ngay những mẹo dưới đây.
Uống nhiều nước
Nước trở thành nhu cầu thiết yếu của cơ thể. Ngoài việc cơ thể nhận nước từ các loại thực phẩm thì việc bổ sung trực tiếp bằng việc uống là điều bạn bắt buộc phải làm. Điều kiện thời tiết, môi trường sống, tình trạng lao động, tuổi tác là những yếu tố quyết định lượng nước nạp vào cơ thể là bao nhiêu. Tuổi càng cao thì nhu cầu nước uống càng giảm.
Khi thời tiết thay đổi, nắng nóng như khoảng thời gian này thì việc bổ sung nước thường xuyên sẽ giúp bạn tránh được tình trạng mất nước, thiếu nước trầm trọng. Ngoài nước tinh khiết, bạn hoàn toàn có quyền thêm nước ép trái cây, nước rau, nước muối để đa dạng hóa nguồn nước cơ thể cần.
Uống nhiều nước ở đây không có nghĩa là bắt buộc bản thân uống liên tục với lượng lớn trong một lần uống. Hành động này không tốt chút nào vì có có thể làm mất cân bằng điện giải và khiến bạn thêm mệt mỏi, khó tập trung. Việc chia nhỏ lượng nước và bổ sung đều đặn vào nhiều thời điểm trong ngày là điều bạn nên tuân thủ.
Tiêm ngừa covid thường đi kèm những dấu hiệu đau sốt nên việc bổ sung nước cho cơ thể thực sự cần thiết. Những loại nước bạn có thể uống sau khi tiêm: nước cam, bưởi, chanh...vì chúng cung cấp lượng vitamin A, C dồi dào cho cơ thể.
Chế độ ăn giàu vi chất dinh dưỡng
Một chế độ dinh dưỡng hợp lý cần có sự cân đối về tỉ lệ các thành phần. Thực hiện chế độ dinh dưỡng này sẽ giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể của bạn.
Ăn đủ, ăn đa dạng là những lời khuyên của bác sĩ. Bạn nên kết hợp nhiều loại thực phẩm như cá, thịt, rau. Ưu tiên sử dụng nhiều loại rau củ với nhiều màu sắc đa dạng, đồng thời cân đối thực phẩm nhiều đạm nhưng tránh việc ăn quá nhiều nhóm thực phẩm chứa thành phần này.
Bạn nên biết rằng rau xanh, củ quả tươi là nguồn vitamin, khoáng chất hỗ trợ tăng cường đề kháng cho người sử dụng. Và tất nhiên, hệ hệ miễn dịch khỏe mạnh thì khả năng cơ thể bị virus hay vi khuẩn xâm nhập sẽ thấp lại.
Rau xanh đậm, gấc, đu đủ, củ dền chứa nhiều vitamin A. Vitamin E lại có nhiều trong những loại đậu, dầu oliu, lạc, vừng. Còn rau ngót, rau dền, hành hoa chứa nhiều vitamin C. Bạn nên tham khảo những thực phẩm này và bổ sung chúng vào chế độ dinh dưỡng mỗi ngày nha.
Một thành phần nữa có vai trò quan trọng trong việc làm lành vết thương, tăng cường hệ miễn dịch đó là kẽm. Thiếu kẽm quá trình chuyển hóa enzym trong cơ thể sẽ gặp vấn đề, khả năng mắc bệnh tiêu hóa, hô hấp sẽ tăng cao. Trẻ em thiếu kẽm sẽ lười ăn, chậm phát triển, còi cộc. Bố mẹ nên lưu ý vấn đề này và cân nhắc việc bổ sung nhóm thực phẩm: thịt, cá, sò, hàu...vào bữa ăn của gia đình nhất là sau khi tiêm phòng xong.
Sau khi tiêm ngừa, cơ thể bạn sẽ nhạy cảm hơn. Việc lựa chọn và chế biến thức ăn cũng nên chú trọng. Nên ăn chín, uống sôi, thực phẩm nên nấu nhuyễn để hỗ trợ hệ tiêu hóa làm việc nhẹ nhàng hơn. Gỏi, đồ tái, trứng chần...là những món ăn không phù hợp với người vừa tiêm ngừa xong.
Người sau khi tiêm có thể mệt mỏi, lười ăn nên người chăm sóc nên để ý vấn đề này. Cháo hoặc soup là những món ăn nên ưu tiên thay vì ăn cơm, đồ khô ít nước. Nếu trường hợp sốt cao, người tiêm nên chủ động uống thuốc hạ sốt giảm đau.
Tùy theo thể trạng mỗi người những phản ứng sau tiên cũng có những khác biệt. Nhưng việc người tiêm ngừa thường xuyên theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp là điều bắt buộc. Việc theo dõi liên tục tại nhà giúp phát hiện những bất thường và bạn phải thông báo liền cho cơ sở y tế gần nhất.
Cách xử trí một số phản ứng thông thường sau tiêm
Dưới đây là những phản ứng thường gặp và cách xử lý mà người tiêm vắc xin cần biết:
Sốt nhẹ: Đây được xem là biểu hiện thường gặp nhất sau khi tiêm vắc xin Covid 19. Thông thường, phản ứng của cơ thể với thuốc gây ra sốt nhẹ sẽ chấm dứt sau 1-2 ngày. Nếu gặp trường hợp này, người bệnh có thể sử dụng thuốc hạ sốt. Tình trạng cơn sốt kéo dài trên 39 độ C thì cần báo ngay với cơ quan y tế.
Sưng viêm, đỏ đau: Phản ứng này cũng khá bình thường và thường tự khỏi sau vài ngày. Để giảm tình trạng khó chịu này, bạn có thể dùng đá lạnh để chườm lên vết thương chỗ tiêm.
Dị ứng: Tình trạng này cũng thường xuất hiện sau khi tiêm ngừa. Trường hợp bạn khó chịu với các biểu hiện dị ứng, phát ban, mẩn ngứa có thể sử dụng thuốc chống dị ứng. Đừng quên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng nhé.
Kết luận
Trên đây là tổng hợp cách chăm sóc người vừa tiêm ngừa Covid. Áp dụng những cách này sẽ giúp người tiêm nhanh chóng phục hồi sức khỏe. Đừng quên chia sẻ những thông tin hữu ích này đến với nhiều người hơn, biết đâu họ đang cần nó lúc này.
Nguồn tham khảo: Trang thông tin của Bộ Y tế https://ncov.moh.gov.vn/
>>> Đọc thêm: Cách xử lý khi trường hợp F0 cách ly tại nhà