TP HCM là đơn vị thí điểm cách ly F0 có triệu chứng nhẹ ngay tại nhà nhằm giảm áp lực cho Y tế. Một chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý sẽ giúp bệnh nhân F0 vượt qua bệnh tật. Dưới đây là những lưu ý trong việc nâng cao đề kháng tại nhà mà người nhiễm Virus Corona nên nắm.

Chế độ dinh dưỡng cân đối và đầy đủ chất

Bệnh nhân nhiễm virus thường đi kèm với những biểu hiện chán ăn, đau họng, giảm vị giác và khứu giác. Những biểu hiện trên càng khiến người bệnh chán ăn, bỏ bữa. Điều đó không tốt chút nào. Bác bác sĩ khuyến khích F0 điều trị tại nhà nên duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học, cân đối các chất dinh dưỡng từ chất đạm, chất béo, khoáng chất,...

Khi phát hiện dương tính, F0 cần giữ tinh thần thoải mái, tránh lo âu, căng thẳng quá độ

Người bệnh nên duy trì việc ăn đủ 3 bữa mỗi ngày. Để tăng cường đề kháng, có thể thêm 1-2 bữa ăn phụ. Người bệnh chán ăn nên người chăm sóc nên quan tâm sở thích, khẩu vị và ưu tiên làm những món ăn dễ ăn, dễ nuốt.

Đối với những người có bệnh nền liên quan đến tim mạch, thận, tiểu đường thì dinh dưỡng nên tuân theo sự tư vấn của bác sĩ hay những người có chuyên môn.

Bữa ăn nên đảm bảo sự đa dạng thực phẩm để tăng cường miễn dịch cơ thể. Protein trong thịt, trứng, cá là nền tảng cấu tạo nên những tế bào và mô bên trong cơ thể. Thành phần nào quan trọng trong việc hình thành kháng thể và tăng khả năng miễn dịch ở người bệnh.

Ngoài ra, người nhiễm virus nên tăng cường bổ sung những thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như trái cây, rau củ, phomai, vừng, đậu nguyên hạt…

Bệnh nhân nên được bổ sung đa dạng các loại thực phẩm khác nhau

Uống đủ nước mỗi ngày

Nước uống có vai trò quan trọng đối với sự phát triển bình thường của một cơ thể sống. Khi thể nhiễm virus thì việc bổ sung đủ nước và đúng cách là điều quan trọng hơn.

Nước tinh khiết nên trở thành sự ưu tiên hàng đầu đối với người bệnh. Việc uống đủ nước thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu, tăng trao đổi chất, đào thải thành phần độc hại ra khỏi cơ thể. Nước lọc còn có tác dụng trong việc làm giảm cơn sốt, con ho.

F0 nên duy trì thói quen uống nước ấm đều đặn, uống ngay cả khi không khát, chia nhỏ và uống liên tục vào nhiều thời điểm khác nhau trong ngày. Tuyệt đối tránh những thức uống có gas, nước ngọt đóng chai, nước chứa cồn.

Nước uống quan trọng đối với sự phát triển của con người trong mọi giai đoạn, thời điểm nhiễm bệnh càng quan trọng hơn

Xây dựng lối sống lành mạnh

F0 nên có chế độ luyện tập nhẹ hành, cường độ vừa phải phù hợp với tình trạng sức khỏe của cơ thể. Các bác sĩ khuyến cáo người bệnh nên tập luyện tối thiểu 30 phút/ ngày. Luôn giữ tinh thần lạc quan, tránh căng thẳng hay lo lắng quá mức khiến bệnh tình thêm nặng và có khả năng chuyển hướng tiêu cực.

Người bệnh nên có không gian sinh hoạt, vệ sinh riêng, hạn chế tối đa việc tiếp xúc với người khác. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, sát khuẩn vật dụng vệ sinh cá nhân, vệ sinh nhà cửa thông thoáng.

Giấc ngủ đóng vai trò không kém quan trọng trong điều trị corona. Người bệnh nên ngủ sớm, ngủ đủ giấc từ 7-8h đồng hồ mỗi ngày.

Bệnh nhân có thể tập theo những bài tập trên mạng xã hội

Thực hiện 5K ngay tại nhà

Ngoài uống thuốc theo hướng dẫn của cán bộ y tế, duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý, rèn luyện, ngủ nghỉ khoa học thì người bệnh cũng cần thực hiện quy định 5K trong phòng chống dịch bệnh.  Hết cách ly, đánh giá qua xét nghiệm và cũng không cần xét nghiệm nhiều lần với người cách ly tại nhà nếu họ không có triệu chứng. Đến ngày thứ 14 thì xét nghiệm. Sau đó theo dõi tiếp, đủ 21 ngày xét nghiệm lại nếu âm tính thì họ trở về nhịp sống thường ngày.

F0 nên tuân thủ quy định 5K của Bộ Y tế trong phòng chống covid ngay tại nhà

Kết luận

Trên đây là những thông tin bổ ích cho bệnh nhân F0 đang thực hiện cách ly tại gia đình. Ngoài việc thực hiện những lưu ý trên người bệnh nên được theo dõi diễn biến sức khỏe từng ngày để báo với cán bộ y tế. trong trường hợp khẩn cấp, bệnh nhân chuyển biến nặng, gia đình nên liên hệ ngay với cơ sở y tế gần nhất để nhận được hỗ trợ kịp thời.

>>> Đọc thêm: 

8 mẹo giúp F0 cải thiện tình trạng mất vị giác (Phần 8)

Bạn đã biết Uống nước đúng cách trong mùa dịch? (Phần 1)