-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Chuyên gia chỉ ra 8 tác dụng của nước hoa đậu biếc với sức khỏe
01/01/2022
Nhiều người trồng cây hoa đậu biếc để trang trí và tạo bóng mát. Song, hoa đậu biếc cũng có những công dụng vượt trội có thể bạn chưa biết. Liệu công dụng của thức uống này có thần thánh như đồn đại, có lưu ý gì trong sử dụng không, đừng bỏ qua bài viết này nhé.
Thành phần của hoa đậu biếc
Hoa đậu biếc còn có những tên gọi khác như bông biếc, hoa đậu tím. Giống cây này thuộc họ đậu, có tên khoa học là Clitoria ternatea. Cây này có lá kép, hình đẹp, xếp đối xứng.
Trà hoa đậu biếc có nguồn gốc từ Thái Lan. Sau, nhờ nổi bật với nhiều tác dụng nên nó ngày càng phổ biến ở nhiều quốc gia khác trong đó có Việt Nam. Theo những nghiên cứu khoa học, loại hoa này có 2 thành phần hữu cơ nổi bật, cụ thể là nhựa glycosid và este. Hoa đậu biếc chứa nhiều chất chống oxy hóa flavonoid . Nhờ anthocyanin nên chúng có một màu sắc khá bắt mắt.
8 công dụng của nước hoa đậu biếc
Cải thiện thị lực
Uống nước hoa đậu biếc giúp đẩy nhanh quá trình lưu thông máu. Nhờ quá trình này, các mao mạch ở mắt được bảo vệ, thị lực sẽ cải thiện đáng kể. Thành phần chống oxy hóa trong loại hoa giúp chặn lại sự xâm nhập của gốc tự do, phần nào đó làm chậm lại quá trình lão hóa và ngừa đục thủy tinh thể hay những tổn thương về thị giác.
An thần, giảm lo âu
Nhiều cuộc nghiên cứu chứng minh được tác dụng nổi bật này khi người bệnh uống nước hoa đậu biếc. Vitamin và khoáng chất trong hoa đậu sẽ làm cho tinh thần bạn tích cực mỗi ngày. Ngoài ra, những ai thường xuyên lo âu, giấc ngủ kém cũng được bác sĩ khuyên uống loại nước này.
Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Cơ chế làm giảm tiết insulin từ loại nước này giúp cơ thể bạn kiểm soát được lượng đường trong máu một cách đáng kể. Những ai có những nguy cơ mắc tiểu đường nên tham khảo và bổ sung loại nước này vào thực đơn nước uống trong ngày nhé.
Tác dụng làm đẹp
Nước đậu biếc cung cấp cho cơ thể một số chất giúp cải thiện sức khỏe thế bào từ bên trong. Khi tốc độ lưu thông máu tốt, cơ thể bạn sẽ được nuôi dưỡng từ gốc tới ngọn. Quá trình lão hóa da, rụng tóc, mụn nám sẽ được ngăn ngừa hay cải thiện.
Ngăn ngừa, hỗ trợ điều trị ung thư
Không khó để lý giải điều này, chất chống oxy hóa trong hoa đậu biếc giúp giảm tối đa sự tăng lên của các gốc tự do. Nhờ đó, ung thư sẽ không có cơ hội “ghé thăm” nếu bạn biết kết hợp loại nước này cùng chế độ dinh dưỡng và luyện tập hợp lý.
Bớt mệt mỏi, giảm căng thẳng
Nếu không tin bạn có thể tự kiểm chứng tác dụng này với việc tự pha và uống nước hoa đậu biếc mỗi ngày. Vừa ngắm màu tim tím của nước vừa thưởng thức vị ngọt tự nhiên của nước, ít nhiều tâm hồn bạn cũng được cải thiện đáng kể đấy.
Kháng khuẩn
Nucleotide là một trong những thành phần ít thấy trong những loài hoa hay trà khác. Tuy nhiên, nó lại nhiều trong hoa đậu biếc. Nhiều nghiên cứu chỉ ra tác dụng chống sự xâm nhập của vi khuẩn E. coli, K. pneumoniae, và P. aeruginosa nổi bật.
Tốt cho tim mạch
Muốn bảo vệ sức khỏe tim mạch, các chuyên gia khuyên bạn nên sử dụng loại nước này. Ngoài ra, nước đậu biếc giúp bảo vệ thành mạch, ngừa xơ cứng, giảm tắc mạch máu, ngừa sự hình thành huyết khối não…
Cách pha trà hoa đậu biếc cải thiện sức khỏe
Không chỉ là một thức uống ngon, nước đậu biếc còn có những tác dụng vượt trội trong chăm sóc sức khỏe. Dưới đây là công thức đơn giản nhất để thực hiện loại đồ uống này.
Chuẩn bị
Hoa đậu biếc: 10 bông
Nước tinh khiết nóng: 250 ml
Đường phèn: 20g
Chanh: 1 trái
Mật ong: 30 ml
4 bước thực hiện trà hoa đậu biếc
Bước 1: Cho nước nóng vào hoa, đậy nắp và hãm trong 15 phút. Cách làm này tương tự như pha những loại tra thông thường khác mà thôi.
Bước 2: Sau khi thấy nước có màu xanh tím, lá và hoa chuyển sang màu chàm là được. Bạn mang hỗn hợp này đi lọc kĩ. Nhớ là lọc càng kĩ sẽ giúp đồ uống đẹp mắt lại giúp người thưởng thức dễ chịu hơn khi uống.
Bước 3: Thêm đường phèn, một ít chanh và mật ong vào khuấy đều cho hòa tan và thường thức khi còn ấm. Bạn có thểm cắt một lát chanh mỏng đặt lên miệng ly để đồ uống trong ưa mắt hơn chẳng hạn.
Liều dùng, cách dùng trà đậu biếc
Tốt thì tốt thật đấy tuy nhiên việc uống quá nhiều có thể sinh ra những tác dụng ngược cho cơ thể. Liều dùng được khuyến khích sẽ là 5-10 bông hoa mỗi ngày. Nó sẽ tương đương với 1-2 gam hoa khô.
5 đối tượng lưu ý khi uống hoa đậu biếc
Người bị huyết áp thấp, đường huyết thấp
Trong Y học cổ truyền, hoa đậu biếc có tác dụng làm giảm trị bệnh âu lo, chống trầm cảm, an thần, lợi tiểu, giải nhiệt, làm dịu và săn da…Tuy nhiên, loài hoa này có tính hàn nên những người bị huyết áp thấp không nên uống nhiều vì có thể gây ra buồn nôn, chóng mặt...
Phụ nữ đang trong kỳ kinh nguyệt hoặc đang mang thai
BS Nguyễn Hữu Minh, bác sĩ chuyên khoa ngoại thần kinh ung bướu tại TP.HCM chia sẻ rằng: "Nghiên cứu khoa học cho thấy hoa đậu biếc chứa rất nhiều anthocyanin - đây là hợp chất chống oxy hóa, có thể góp phần phòng ngừa bệnh ung thư cho con người. Xong mặt trái của nó lại là gây ức chế tính ngưng kết tiểu cầu, làm giãn cơ trơn mạch máu, thúc đẩy sự co bóp tử cung nên không nên dùng trong các trường hợp: phụ nữ có thai hoặc đang hành kinh kéo làm ảnh hưởng đến thai nhi và sức khỏe".
Người đang dùng thuốc chống đông máu
Chất anthocyanin trong hoa đậu biếc có thể là ngưng kết tiểu cầu, làm chậm động máu. Khi dùng chung nó với thuốc, tác dụng điều trị bệnh sẽ giảm. Vậy nên, trong quá trình sử dụng loại nước này bạn nên tham khảo và nhận tư vấn từ người có chuyên môn.
Người cao tuổi, trẻ nhỏ
Cơ thể người cao tuổi hay nhỏ tuổi nên thận trọng khi sử dụng loại trà này. Hoạt chất anthocyanin trong trà đậu biếc có thể gây ra những tác dụng không mong muốn. Ngoài ra, khi cho trẻ uống nước này bạn cũng nên xem xét kĩ việc loại trà mình dùng có lẫn hạt hay không.
Người đang điều trị bệnh, người sắp phẫu thuật
Theo như ý kiến của những chuyên gia đầu ngành, bệnh nhân vừa đại phẫu hay tiểu phẫu cũng không nên uống nước hoa đậu biếc.
Kết luận
Trên đây là toàn bộ những thông tin về nước hoa đậu biếc và những khuyến cáo khi sử dụng loại nước này. Nước hoa đậu biếc trở thành thức uống quen thuộc và ngày được nhiều người ưa chuộng hơn. Để uống đúng, sống khỏe, bạn đừng quên chia sẻ những thông tin bổ ích trên với những người xung quanh bạn nhé!
>>> Đọc thêm: Công thức làm trà sữa hoa đậu biếc ngon, bổ, rẻ chỉ trong 10 phút