Nước uống là một thành tố quan trọng quyết định tới sức khỏe, tuổi thọ chúng ta. Bên cạnh việc uống nước đều đặn mỗi ngày, bạn hãy quan sát những biểu hiện sau uống nước. Vì theo nhiều chuyên gia, 5 tín hiệu uống nước dưới đây chính là báo hiệu cơ thể bạn đang gặp vấn đề, nó có thể là tín hiệu của những bệnh lý đặc biệt nguy hiểm. 

Vì thế, hãy bỏ ra 5 phút để cùng The Water MAN lần lượt tìm hiểu về những dấu hiệu này. Và cơ thể bạn đang đã và đang xuất hiện những triệu chứng này đừng chần chừ nữa, hãy cấp tốc tới bệnh viện để kiểm tra sức khỏe trước khi quá muộn nha.

5 dấu hiệu nguy hiểm sau khi uống nước

Uống nhiều nước nhưng ít đi tiểu

Ngoài việc kiểm tra gan, bạn cũng nên kiểm tra các bộ phận khác vì nguyên nhân của tình trạng tiểu có có thể do mất nước, nhiễm trùng hoặc chấn thương, tắc nghẽn đường tiết niệu, phì đại tuyến tiền liệt, mất máu, viêm thận...Cơ thể mất nước là nguyên nhân phổ biến khiến giảm lượng nước tiểu. Nhiễm trùng hoặc chấn thương khiến cơ thể bị sốc, làm giảm lưu lượng máu đến các cơ quan.  

Tắc nghẽn đường tiết niệu xảy ra khi nước tiểu không thể ra ngoài. Điều này có thể liên quan đến thận, nó sẽ làm cho nước lượng tiểu giảm xuống. Ngoài ra, bạn có thể nhận biết dấu hiệu của bệnh thông qua màu sắc nước tiểu. Bác sĩ thường gọi màu sắc chuẩn của nước tiểu là urochrome. Những người khỏe mạnh thường có nước tiểu với màu từ vàng nhạt tới hổ phách. Khi bạn uống đủ nước, nước tiểu sẽ hơi vàng, gần như trong.

Uống nhiều nước mà ít đi tiểu bạn nên kiểm tra thận, đường tiết niệu

Đi tiểu quá nhiều khi uống nước

Tình trạng đi tiểu quá nhiều lần trong ngày nếu không có phương pháp điều trị triệt để sẽ gây phiền toái, cản trở trong công việc và cuộc sống. Ngoài việc khiến người bệnh tự ti, xấu hổ mà nó còn gây suy nhược, ảnh hưởng tới nhiều chức năng sinh lý và tăng nguy cơ bệnh tiết niệu, huyết áp, tim mạch. 

Tiểu nhiều có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân như: nhiễm trùng đường tiết niệu, suy thận mạn tính, sỏi thận, bệnh đái tháo đường, đột quỵ, ung thư bàng quang. Bạn có thể cải thiện tình trạng này bằng những cách như chia nhỏ lượng nước trong mỗi lần uống, tuyệt đối tránh những đồ uống chứa cồn, nước ngọt đóng chai và lon, hạn chế sử dụng những thực phẩm có tính axit như họ cam chanh, khế, cốc, đồ cay nóng. Và khi thử áp dụng những khuyến cáo trên mà không cải thiện, hãy nhanh chóng liên hệ bác sĩ chuyên khoa để sớm tìm ra căn nguyên của tình trạng trên.

Uống nhiều nước vẫn thấy khô môi

Khô môi chính là tình trạng nứt nẻ, da môi bị khô bất thường dù mình đã dùng những biện pháp ngăn ngừa từ bên ngoài, ăn khoa học, uống đủ nước. Thông thường, tình trạng này xảy ra do tuyến nước bọt suy giảm hoạt động bài tiết và tác dụng phụ của việc sử dụng thuốc. Bạn bị khô miệng liên tục dù đã uống rất nhiều nước có thể sinh ra từ những nguyên nhân như nóng trong người, thiếu vitamin, dư đường trong máu, bệnh răng miệng.

Khô môi có thể do cơ thể thiếu vitamin, dư đường trong máu, bệnh răng miệng.

Khi phát hiện biểu hiện này, mọi người có thể thử áp dụng những phương pháp như: nhau kẹo cao su không đường, cân đối lượng nước mỗi ngày, dùng kem đánh răng chứa fluoride, tránh thức uống chứa caffeine, thức uống chứa cồn, giữ răng miệng sạch sẽ.

Phù nề toàn thân sau khi uống nước

Một cơ thể khỏe mạnh, thận hoạt động hiệu quả thì phù nề sau khi uống nước tuyệt đối không xảy ra. Tuy nhiên, nếu chức năng cơ quan này suy giảm thì sự đào thải các chất độc bị rối loạn. Từ sự rối loạn đấy, lượng nước bị dồn ứ lại làm mất cân bằng điện giải bên trong, mất cân bằng nhiệt lượng cơ thể. Chúng sẽ sinh ra tình trạng phù nề đối với một số bộ phận, thậm chí là phù nề toàn thân. Nếu không có liệu pháp điều trị phù hợp tình trạng phù nề sẽ ảnh hưởng đến các bộ phận khác như cơ, ruột, phổi, não bộ…

Để cải thiện tình trạng trên, người bệnh nên thử áp dụng những biện pháp như giảm lượng muối trong khẩu phần ăn, duy trì cân nặng ổn định, vận động cân đối. Và khi áp dụng những phương pháp trên mà tình trạng bệnh vẫn không cải thiện nghĩa là cơ chế điều trị chưa phù hợp. 

Bạn có thể tham khảo ý kiến các y bác sĩ trong việc sử dụng thuốc lợi tiểu. Loại thuốc này giúp loại bỏ hết những dịch thừa trong cơ thể bằng cách tăng tốc độ hình thành nước tiểu tại thận. Hãy tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị của bác sĩ để nhanh cải thiện tình trạng trong nha.

Đau bụng dữ dội sau khi uống nước

Sau khi uống nước mà nhận thấy phần bụng phình to bất thường, cơn đau ập đến từng cơn khiến bạn ngồi không được, đứng không xong. Xuất hiện những tín hiệu này thường là bạn đang mắc phải những bệnh lý về gan, dạ dày, đại tràng, giảm nhu động ruột. Khi gặp phải tình trạng này, hãy nhanh chóng tới bệnh viện chuyên khoa để thăm khám và điều trị dứt điểm.

Đau bụng quằn quại sau khi uống nước có thể do cơ thể bạn bị vấn đề về gan hoặc dạ dày

Dấu hiệu cơ thể bạn đang thiếu hoặc thừa nước

Nước quan trọng nhưng cơ thể chúng ta cần lượng nước phù hợp giúp cân bằng môi trường chất lỏng bên trong, trường hợp thiếu hay thừa nước đều gây ra những tác hại nhất định. Dưới đây là dấu hiệu giúp bạn kịp thời phát hiện việc cơ thể mất cân bằng chế độ nước uống mỗi ngày.

Nhức đầu, mệt mỏi

Khi bạn uống nhiều nước, các tế bào bị sưng lên, trong đó có tế bào não. Khi tế bào não tăng kích thước sẽ bị chèn ép trong hộp sọ và nó chính là nguyên nhân của những cơn đau đầu triền miên. Lượng nước quá lớn còn là nguy cơ gây nên rối loạn hormon, sinh ra mệt mỏi, căng thẳng.

Đi tiểu nhiều và nước tiểu trong

Nếu bạn đi tiểu nhiều hơn 10 lần/ ngày, có thể bạn đã uống nhiều nước hơn mức cần thiết. Chỉ khi nước tiểu có màu vàng nhạt và trong thì lượng nước bạn uống vào là vừa đủ cho cơ thể.

Nước tiểu của người bình thường sẽ có màu từ vàng nhạt tới hổ phách

Khô miệng và khô da

Da chiếm diện tích lớn nhất trên cơ thể chúng ta và chính luôn cần được giữ ẩm. Thiếu nước sẽ làm da trở nên mẫn cảm, thô ráp, nứt nẻ, mất độ ẩm, tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, bít tắc lỗ chân lông, mụn xuất hiện.

Đau các khớp

Sụn và khớp có cấu tạo 80% là nước. Các bộ phận này cần được bổ sung nước thường xuyên để các khớp có thể chuyển động một cách trơn tru. Nếu thiếu nước, các khớp xương sẽ không đủ khỏe để xử lý các chấn thương.

Hệ tiêu hóa gặp rắc rối

Hệ tiêu hóa luôn cần nước để quá trình xử lý, vận chuyển, trao đổi dinh dưỡng diễn ra cân đối. Nước còn là thành phần của chuỗi phản ứng thủy phân trong cơ thể. Và khi thiếu nước, các lớp nhầy trong hệ tiêu hóa sẽ yếu cần, chúng sẽ tạo điều kiện cho trào ngược, khó tiêu xuất hiện.

Thiếu hay thừa nước sẽ cản trở quá trình tiêu hóa, tạo điều kiện cho trào ngược, khó tiêu xuất hiện

Kết luận

5 dấu hiệu trên đây có thể là tín hiệu cảnh báo bệnh tật trong cơ thể bạn. Và nếu cơ thể bạn đang có những dấu hiệu trên hãy nhanh chóng đi kiểm tra sức khỏe để có phương án điều trị kịp thời. Rất nhiều người đang xem nhẹ những dấu hiệu kể trên, chính điều này chúng ta cần lan tỏa hơn những thông tin bổ ích này tới với họ. Đừng ngần ngại chia sẻ bài viết này tới gần hơn những người xung quanh bạn nha.

>>> Xem thêm: Top 8 quan niệm sai lầm về nước uống mà nhiều người mắc phải

Đặt nước liền tay, quét ngay zalo code: 

Quét mã zalo code để mua nước của The Water MAN