-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Top 8 quan niệm sai lầm về nước uống mà rất nhiều người mắc phải
16/01/2021
Tuy nước là một phần thiết yếu với cơ thể nhưng không vì thế mà chúng ta có thể uống theo sở thích, uống nước gì cũng được, uống khi nào cũng được. Những quan niệm sai lầm khi uống nước dưới đây có thể gây nguy hại cho sức khỏe chính bạn đấy.
Hãy cùng The Water MAN tìm hiểu lần lượt những quan niệm này nha. Thử xem từ trước tới nay bạn đã và đang duy trì quan niệm và thói quen uống nước này không nha.
Nước đun sôi luôn an toàn
Hiện, phương pháp đun sôi nước vẫn được rất nhiều gia đình áp dụng, đơn giản họ nghĩ nguồn nước này sạch và đảm bảo chất lượng tuyệt đối. Nhưng thực tế, khi đun sôi nước sẽ giúp loại bỏ sinh vật, ký sinh trùng gây bệnh nhưng hoàn toàn không có tác dụng trong loại bỏ những tạp chất và kim loại nặng.
Theo các chuyên gia Y tế cho biết, khoảng sau 2h đồng hồ khi đun sôi, nước có nguy cơ tái khuẩn trở lại và sau 24 giờ số khuẩn đó sẽ tăng lên theo cấp số nhân. Chưa kể việc đun sôi nước làm mất oxy hòa tan, chất xúc tác cho hệ vi sinh vật yếm khí trong ruột phát triển, hỗ trợ quá trình tiêu hóa thực phẩm bên trong cơ thể. Chính những lý do đó, uống loại nước này dễ dẫn đến việc cơ thể đầy hơi, khó tiêu. Trên đây là những lý do để The Water MAN khuyến cáo bạn không nên uống nước đun sôi để nguội lâu ngày, tránh việc đun đi đun lại nước, tuyệt đối không uống nước đun sôi để nguội quá 3 ngày.
Nước trong luôn là nước sạch
Nếu bạn nằm trong nhóm người cho rằng “nước trong luôn sạch” thì hãy bỏ ngay quan điểm đó đi nhé. Vì nước máy không đạt chuẩn không đồng nghĩa với việc quấy bẩn, cặn bẩn, mùi lạ mà mắt và mũi có dễ dàng phát hiện. Cụ thể, asen là chất rắn vô cùng độc nhưng khi hòa lẫn vào nước, bằng mắt thường bạn hoàn toàn không thấy sự khác biệt trong nguồn nước đó. Chì và thủy ngân cũng vậy, với lượng không quá lớn thì việc nhận biết thay đổi của nước bằng những giác quan thông thường vô cùng khó khăn.
Uống nhiều nước trước khi đi ngủ là tốt
Khi được hỏi về điều này, The Water MAN đã nhận được những câu trả lời như “Uống nước tốt cho sức khỏe nên uống càng nhiều càng tốt” hay “Uống nhiều để ngăn ngừa việc cơ thể thiếu trong suốt một đêm dài”. Uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ là một sai lầm khi uống nước dù biết rằng nó giúp cơ thể loại bỏ được độc tố, đốt cháy calo, giảm cân hiệu quả. Nhưng đứng trên khoa học, uống nhiều nước trước khi đi ngủ là “hại nhiều hơn lợi” đối với cơ thể. Thứ nhất, uống nhiều nước bụng bạn sẽ ỳ sạch, chứng tiểu đêm xuất hiện. Thứ hai, ban đêm là khoảng thời gian hiếm hoi để thận giảm công suất làm việc, nghỉ ngơi, nhưng khi uống nhiều nước vô tình chính ta buộc thận “tăng ca”. Tiếp nữa, uống nhiều nước trước khi đi ngủ dễ gây nên tình trạng phù nề cơ thể vào sáng hôm sau, nguy cơ mắc những bệnh về đường tiết niệu, thận tăng lên.
Vừa ăn vừa uống tốt cho hệ tiêu hóa
Tình trạng cứ ăn vừa uống nước The Water MAN đã bắt gặp khá nhiều trên mâm cơm của người Việt. Và nhiều người cho rằng việc uống kết hợp ăn sẽ làm quá trình tiêu hóa trở nên dễ dàng hơn, dạ dày, đại tràng, ruột bớt đi áp lực. Thực ra, hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng xấu nếu bạn duy trì những thói quen trên. Uống nước kiểu như vậy vô tình làm loãng dịch vị dạ dày tiết ra nhằm tiêu hóa thức ăn. Nước sẽ đẩy troi nước bọt trong khi chính nó tiết ra enzyme cần thiết cho quá trình tiêu hóa. Vô tình ăn uống theo cách này bạn có nguy cơ tăng mức đường huyết lên, dư thừa lượng acid bên trong dạ dày.
Nhưng trong nhiều trường hợp, bạn nên bổ sung nước kịp thời trong bữa ăn. Chẳng hạn như khi bị nghẹn ứ thức ăn ở cổ, bạn có thể uống chút nước, hoặc dùng nước canh. Tốt nhất nên dùng nước ấm nhà vì nó rất tốt cho quá trình tiêu hóa thức ăn của bạn đấy.
Nước lạnh luôn là chọn lựa hoàn hảo
Trước khi có vấn đề về sức khỏe, tôi luôn chọn nước lạnh để sử dụng vào các khung giờ trong ngày. Thay vì chọn ngày ly nước ấm khi tỉnh giấc vào ngày mới, tôi đi liền với tủ lạnh uống ừng ực chai nước mát mà tối đó tôi đã dự phòng. Và khi chơi thể thao xong, tôi luôn chạy ngày tới quầy bán nước, mua nước xin đá và uống liên tục. Cảm giác thỏa mãn cơn khát, cơ thể như được nạp thêm năng lượng vậy. Và rồi, tôi bị bác sĩ lên án vì những thói quen đó, nhất là uống nước đá sau khi chơi thể thao. Vì khi vừa tập luyện với cường độ cao, việc uống nước lạnh ngay sau đó khiến cơ thể cảm giác chuột rút và kiệt sức.
Uống càng nhiều nước càng tốt
Nước quan trọng và cần thiết đối với cơ thể tuy nhiên việc uống quá nhiều nước hoàn toàn không tốt cho cơ thể của bạn. Uống quá nhiều có thể dẫn đến ngộ độc nước và những biến chứng của việc cơ thể thừa nước.
Thứ nhất, cơ thể mỗi người chứa nhiều ion natri và kali hoạt động tự do, khi uống quá nhiều nước vô tình làm mất cân bằng chất lỏng giữa các tết bào. Thứ hai, uống quá nhiều có thể gây nên tình trạng khó chịu, căng thẳng quá mức dẫn đến tình trạng lượng máu chảy về tim tăng lên đột ngột. Thứ ba, nhiều nước nạp vào một lúc buộc thận phải tăng thêm số giờ hoạt động. Và nếu lặp đi lặp lại như vậy, chức năng thận và nhiều cơ quan khác sẽ bị “lão hóa” sớm.
Có thể thay thế nước tinh khiết bằng nước ngọt
Quan niệm “Nước gì cũng là nước nên hoàn toàn thay thế nước tinh khiết bằng nước ngọt” hoàn toàn sai. Trong nước ngọt chứa nhiều thành phần như chất tạo ngọt, hương liệu phụ gia, chất bảo quản...khiến tim đập nhanh hơn bình thường, cảm giác sảng khoái tức thời và tiếp đó là việc cơ thể mệt ra rời. Chưa kể uống nhiều nước ngọt còn gây ra đầy hơi, khó tiêu, chán ăn cơ thể kém hấp thu, mỡ thừa, tăng cân…
Một nghiên cứu cho thấy, những người tiêu thụ 17-21% calo từ đường có tới 38% nguy cơ bị tim so với những người tiêu thụ dưới 8%. Trước khi uống 1 lon nước ngọt, bạn có thể hình dung nó chứa tới hơn 8 muỗng cafe đường. Thử hỏi, cứ nhân lên theo từng lon thì cơ thể bạn nạp bao nhiêu đường mỗi ngày, mỗi tuần, mỗi năm. Và không ngoại lệ, chính nguyên nhân “nghiện” nước ngọt làm tăng nguy cơ phát triển tiểu đường. Bạn nên biết điều đó.
Uống nước ngay khi ăn cay
Khi bạn ăn phải một món ăn cay quá dự đoán bạn cảm thấy cơ thể bừng nóng lên hãy uống sữa thay vì uống nước nha. Nhiều người vẫn chọn nước mát sau khi ăn cay, thực chất điều này không đúng khoa học. Trong ớt tồn tại hợp chất có tên gọi là capsaicin. Capsaicin là chất không màu, không mùi, tập trung nhiều nhất quanh mô của quả ớt. Nó bám dính vào các cảm thụ quan đau TRPV1, chuyên trách việc phát hiện các chất nóng như nước sôi cũng như các chất có vị chua hay thực phẩm có thể làm tổn hại các mô trong miệng của chúng ta. Nước là phân tử phân cực, không thể làm dịu cảm giác cay trong miệng. Thay vì làm giảm cay nóng, nước vô tình lây lan toàn bộ cảm giác cay đến các bộ phận khác trong miệng.
> Cơ thể sẽ nguy kịch nếu uống nước vào những thời điểm này
Kết luận
Trên đây là những quan niệm sai lầm mà nhiều người vẫn duy trì nó mỗi ngày. Nếu bạn là một trong nhóm người này hãy thay đổi ngay nếu không muốn tuổi thọ giảm sút nghiêm trọng.
>>> Xem thêm: Lười uống nước và những hậu quả khiến bạn phải giật mình