Dịch nên việc đi lại để mua thực phẩm khó khăn. Mua nhiều, dự trữ để dùng trong thời gian dài nhất có thể là hành động được nhiều bà nội trợ ưu tiên. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết những mẹo hay để bảo quản thực phẩm tươi và ngon trong thời gian dài.

Bộ sưu tập những mẹo bảo quản thức ăn này cực kì hữu ích đấy. Hy vọng, The Water MAN sẽ không làm cho chị em thất vọng.

Đi chợ mùa dịch là bài toán khó cho chị em, nhất là gia đình đông người

Rau củ

Rau củ là nhóm thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Những thực phẩm này hầu như không thể thiếu trong mỗi bữa ăn của gia đình Việt. Vậy, cách bảo quản để rau củ luôn tươi mới như vừa mua từ siêu thị về là thế nào?

3 bước xử lý và bảo quản

Bước 1: Đầu tiên là khâu phân loại. Tất nhiên bạn không thể để chung những loại rau xanh và củ quả với nhau được rồi. Sau khi phân loại bạn làm sạch và kiểm tra xem chúng có bị hư hỏng không nhé. Loại bỏ phần hư đi là cách để hạn chế tình trạng thực phẩm hư hỏng đồng loạt đấy.

Bước 2: Cho rau quả vào các hộp, túi giấy hoặc túi ni lông đục lỗ. Bước này bạn nhớ cho thực phẩm vào túi rau khi nó khô ráo nha.

Bước 3: Đặt vào ngăn chuyên bảo quản rau củ để bảo quản với nhiệt độ từ 3 độ C – 5 độ C. Xếp theo thứ tự dựa vào thực đơn mỗi ngày sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian lại hạn chế tình trạng làm rau củ bầm dập khi lấy nữa chứ.

* Chú ý

- Việc sơ chế và làm sạch rau củ không có nghĩa là mang toàn bộ đi rửa sạch. Một số loại rau sẽ nhanh hư hỏng nếu bạn rửa chúng trước khi bảo quản trong tủ lạnh.

- Rau củ nên để nguyên bó, hộp, khay. Tránh trường hợp cắt nhỏ chúng. Thường thì thực phẩm cắt nhỏ sẽ có thời gian trữ ngắn hơn việc để nguyên.

- Phân khu vực bảo quản rau, củ, trái cây để hạn chế tiếp xúc khi lấy chúng.

- Không phải rau củ nào cũng cho hết vào tủ lạnh đâu nhé. Một số loại như cà rốt, khoai tây, cà chua, cải bắp có thể bảo quản ngoài, chọn những nơi thông thoáng, tránh ánh nắng trực tiếp của mặt trời.

Mẹo bảo quản rau củ bằng tủ lạnh

Trái cây

Muốn tăng đề kháng mùa dịch nhất định bạn phải bổ sung trái cây vào nhiều bữa ăn trong ngày nhé. Tương tự như rau củ, trái cây chứa nhiều vitamin, khoáng chất, cơ và nhiều thành phần có lợi khác.

2 bước xử lý và bảo quản

Bước 1: Nhặt sạch cuống và gọt bỏ phần bị hư vì các phần này rất dễ lan rộng. Quả nào có dấu hiệu hư hổng chúng ta nên sử dụng trước.

Bước 2: Giữ khô ráo, bọc trái cây bằng các loại hộp, túi lưới, túi vải, túi ni lông đục lỗ để giữ cho trái cây không bị mất nước và tươi lâu.

* Chú ý

- Trái cây bảo quản tốt nhất ở nhiệt độ từ 3 độ C – 5 độ C.

- Tránh việc đặt trái cây cạnh rau củ vì khí etylen trong trái cây sẽ khiến thực phẩm nhanh hỏng hơn.

- Trái cây nào mua trước chúng ta nên xếp ra ngoài để sử dụng trước.

- Phần trái cây đã cắt nhỏ dùng không hết, bạn có thể cho chúng vào túi kính, bảo quản ngăn mát để sử dụng trong 1-2 ngày tới.

Mẹo bảo quản trái cây băng túi nilon

Hải sản, đồ tươi sống

Protein trong thịt, cá, tôm chắc chắn không thiếu trong một bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng đúng không. Nhiều chị em dè xẻng vì lo sợ mua nhiều, bỏ lâu sẽ mất ngon. Đấy là chưa biết cách bảo quản rồi.

3 bước xử lý và bảo quản

Bước 1: Rửa nước sạch và để ráo thịt, cá, tôm, hải sản. Nhớ là để ráo để tránh tình trạng nhiễm và lây lan vi khuẩn trong quá trình bảo quản nhé.

Bước 2: Chia thành từng phần nhỏ tương ứng với từng lần ăn một, để tránh việc rã đông thừa. Tuyệt đối không cấp đông lại thực phẩm đã rã đông.

Bước 3: Bọc lại bằng các loại túi zip hoặc các hộp đựng thực phẩm có nắp. Để tránh nhiễm khuẩn chéo.

Thời gian bảo quản trong tủ lạnh

– Ngăn đông: -18 độ C, tốt nhất dưới 3 tháng và không quá 12 tháng.

– Ngăn mát: Từ 2 độ C đến 4 độ C, từ 3 – 5 ngày.

* Chú ý

 Cần bọc nhiều lớp, tránh thực phẩm tươi sống bị đông quá mức, mất đi mùi vị thơm ngon vốn có.

Mẹo bảo quản hải sản

Thực phẩm thừa

Thực phẩm ăn không hết, mang bỏ đi thì phí mà giữ lại thì sợ hư và gây hại tới sức khỏe. Nếu biết cách bảo quản và sử dụng hết trong thời gian ngắn thực phẩm này vẫn đảm bảo dinh dưỡng, không hại cho sức khỏe người sử dụng.

* Chú ý:

- Nên sử dụng hộp đựng thực phẩm, bảo quản thực phẩm trong các vật dụng vừa khít với nó.

- Sử dụng hộp đựng thuỷ tinh trong suốt để dễ dàng kiểm tra thực phẩm bên trong, có thể dùng lò vi sóng khi làm nóng thực phẩm.

- Nếu sử dụng túi nhựa nên kiểm tra đảm bảo không chứa BPA gây hại cho sức khỏe.

Mẹo bảo quản đồ ăn thừa

Kết luận

Một chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học hỗ trợ cải thiện và nâng cao đề kháng cho cơ thể trong mùa dịch. Ngoài dinh dưỡng, gia đình bạn cũng nên duy trì chế độ luyện tập, ngủ nghỉ hợp lý để luôn vui khỏe trong mùa dịch này nha.

>>> Đọc thêm: Đi chợ mùa dịch thế nào cho an toàn và tiết kiệm?