Đi chợ mùa dịch trở thành nỗi ám ảnh của nhiều chị em. Sợ lây nhiễm khi đi chợ, thực phẩm khó chọn, giá cả chênh lệch, chi phí sinh hoạt phát sinh và vô vàn những nỗi lo khác. Hiểu được điều đó, bài viết của The Water MAN mong muốn phần nào giúp chị em giải quyết được bài toán đó trong mùa dịch này.

Chọn thời điểm đi chợ

Chợ truyền thống đóng cửa nên việc đổ xô ra siêu thị gây ra nhiều vấn đề bất cập. Những khu dân cư đang được phép đi mua thực phẩm nên chọn thời điểm phù hợp. Sáng sớm, chiều tối là những thời điểm phù hợp vì lượng khách lưu thông thời điểm đó ít hơn những khoảng thời gian khác.

Vậy với những người đang nằm trong khu vực thực hiện chỉ thị 16 thì sao? Đi chợ online trở thành hướng giải quyết triệt để đang hướng đến. Khi chọn phương thức này, bạn nên ưu tiên đặt đơn vào những ngày đầu tuần. Thời gian này không đông người mua như cuối tuần và nếu có vấn đề phát sinh sẽ có hướng xử lý phù hợp.

Chiều muộn là thời điểm ít khách hàng đi siêu thị

Lập danh sách những thứ cần mua

Để tiết kiệm tối đa chi phí cũng như thời gian đi chợ, gia đình nên chuẩn bị danh sách những thứ cần mua trước đó. Việc cân nhắc, cắt giảm những thứ không cần thiết sẽ giúp người đi chợ đỡ mệt, gia đình lại đỡ phát sinh chi phí sinh hoạt trong tháng.

Nếu được, bạn hãy hỗ trợ đội ngũ đi chợ giúp bằng cách phân chia từng mục hàng hóa cho rõ ràng. Đồ khô, thịt cá, rau củ...được sắp xếp tươm tất sẽ giúp người đi chợ dễ dàng hơn trong việc chọn hàng. Đặt cách này rút ngắn thời gian nhận hàng nữa, đó là điều chắc chắn.

Nên tập trung mua những mặt hàng thiết yếu

Đặt hàng trước khi đi siêu thị

Đây là hướng dẫn cho người đang được đi ra ngoài để mua thực phẩm thiết yếu. Sau khi lập ra danh sách những thứ cần mua rồi, bạn hãy liên hệ và gửi nó cho siêu thị bạn sắp tới để nhờ họ soạn sẵn. Đây là một trong những phương pháp đang được rất nhiều chị em áp dụng khi đi chợ mùa dịch. An toàn, tiện lợi, hạn chế tiếp xúc là những ưu điểm lớn của mẹo đi chợ kiểu này.

Nhờ nhân viên siêu thị mua đồ giúp cũng là cách hay ho

Đảm bảo khoảng cách an toàn 2m

Không hay ho nhưng tình trạng này đã xả ra ở một số khu vực ở TP HCM. Dân cư đổ xô ra siêu thị sát thời gian giãn cách. Tâm lý lo sợ khan hiếm thực phẩm làm cho nhiều người quên luôn việc chống dịch. Khoảng cách giữa những khách hàng quá gần, nguy cơ lây nhiễm virus là quá cao.

Hãy là khách hàng thông minh khi mua sắm, xếp hàng và duy trì khoảng cách an toàn. Nếu quầy hàng nào quá đông người, bạn có thể chủ động tìm mua những mặt hàng thiết yếu khác sau đó quay lại cũng không muộn. Hãy nhớ rằng, 2m là khoảng cách an toàn nơi công cộng cho bạn và những người xung quanh.

Luôn duy trì khoảng cách 2m để giữ an toàn cho bản thân và người khác

Ưu tiên mua hàng tại quầy có tấm chắn

Ngoài việc trang bị cho bản thân những trang phục, vật dụng, tấm kính chắn bọt, bạn cũng nên ưu tiên chọn những quầy hàng có tấm chắn. Nguy cơ lây nhiễm khi mình tiếp xúc với người bán hàng tại nơi không có tấm chắn rất cao.

Vậy nên, việc chọn lựa và ưu tiên những quầy hàng như trên là cách để đảm bảo an toàn cho cả hai bên.

Quầy có tấm chắn an toàn cho người bán và người mua

Tuân thủ 5K

Quy định 5K của bộ Y tế trong phòng chống dịch nên được mọi người chấp hành và tuân thủ. Khẩu trang, khử khuẩn, khoảng cách, không tụ tập, khai báo y tế nên được người dân thực hiện một cách nghiêm túc.

Ngoài những lưu ý trong, người đi chợ về nên thực hiện công tác khử khuẩn nhằm ngăn ngừa sự xâm nhập của virus. Hãy rửa tay, thay đồ, khử khuẩn cho thực phẩm để đảm bảo an toàn cho cả gia đình nhé.

Rửa tay khử khuẩn trước khi vào nhà là cáchđể hạn chế lây nhiễm virus

Kết luận

Đi chợ giữa mùa dịch sẽ không còn là nỗi lo nếu chị em bỏ túi những tip trên. Vừa có đầy đủ thực phẩm thiết yếu, an toàn cho mọi thành viên, lại còn tiết kiệm tối đa chi phí sinh hoạt trong mùa dịch. Đừng quên chia sẻ những kinh nghiệm hay ho này để chị em nội trợ các nơi cùng biết nhé.

>>> Đọc thêm: Top 10 thương hiệu mì tôm nổi tiếng nhất năm 2021