TP HCM cùng nhiều địa phương khác đang thực hiện chiến dịch tiêm ngừa Covid-19 diện rộng. Chế độ dinh dưỡng, ăn uống thế nào, kiêng khem gì không trở thành mối quan tâm của nhiều người. Dưới đây là những kiến thức bổ ích cho người chuẩn bị hoặc vừa tiêm vaccine xong.

Nên làm gì trước và sau khi tiêm ngừa

Nguyên tắc đầu tiên bạn nên nhớ rằng chẳng có một loại thực phẩm hay đồ uống dinh dưỡng nào có thể giúp bạn ngăn chặn được sự xâm nhập của virus Covid. Tuy nhiên, chúng ta có thể chủ động tăng cường hệ miễn dịch bằng một chế độ dinh dưỡng khoa học, cân bằng.

Giữ cho cơ thể luôn đủ nước

Nước là thành phần chiếm khối lượng lớn bên trong cơ thể. Bổ sung đủ nước hỗ trợ quá trình lưu thông máu tốt hơn, hệ miễn dịch làm việc tốt hơn. Nước vừa giúp cung cấp năng lượng cho tế bào vừa có khả năng loại bỏ độc tố một cách tự nhiên. 

Ngoài việc bổ sung nước từ nguồn thực phẩm thì việc uống nước đều đặn vào các thời điểm trong ngày là điều bạn nên tuân thủ, nhất là trước và sau khi tiêm ngừa. Khoảng 20% nước đến từ thực phẩm mà thôi nên việc bổ sung nước bằng đường uống là điều quan trọng. Hãy chia nhỏ lượng nước và uống chúng đều đặn trong nhiều thời điểm khác nhau trong ngày.

Uống đủ nước hỗ trợ quá trình lưu thông máu, tăng cường đề kháng cho cơ thể

Duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng

Có một thực tế, thời gian giãn cách đi kèm với việc cấm các dịch vụ ăn uống mang về nên nhiều người đang ưu tiên thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh. Nhiều cuộc nghiên cứu dinh dưỡng đã chỉ ra những tác hại của nhóm thức ăn đó trong việc làm giảm hệ thống miễn dịch. Hãy cắt giảm khối lượng những đồ ăn thiếu lành mạnh đó.

Để hỗ trợ quá trình tiêm ngừa, bạn nên chọn những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và có tính kháng viêm cao. Thực phẩm nguyên hạt là một ví dụ điển hình trong việc bổ sung vitamin, khoáng chất cho cơ thể. 

Các loại đỗ, hạt yến mạch, gạo lứt, bánh mì nguyên hạt...đều là những thực phẩm lành mạnh bạn nên bổ sung vào các bữa ăn trong ngày. Rau xanh, trái cây tươi là nguồn vitamin, khoáng chất dồi dào mà bạn không nên bỏ qua trước cũng như sau khi tiêm ngừa Covid rồi.

Sau tiêm ngừa không ít người sốt, chán ăn và bỏ luôn bữa. Nếu bạn muốn sức khỏe nhanh chóng bình phục, hãy cân nhắc tới việc duy trì thói quen đó. Trong trường hợp này, hãy chọn những thực phẩm lỏng, dễ tiêu, nhiều rau củ nhé.

Ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau củ bổ sung vitamin, kháng viêm hiệu quả

Kiêng gì trước và sau khi tiêm vaccine Covid?

Trước khi tiêm

Bạn không nên vận động quá sức vì sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe. Việc nên làm là nghỉ ngơi điều độ để có một tâm trạng tốt nhất. Những bệnh nhân đang điều trị khớp hay các bệnh lý tự miễn khác đang sử dụng thuốc steroid nên dừng thuốc 1 tuần trước khi tiêm. hãy tham khảo ý kiến bác sĩ và có toa thuốc bổ sung nhưng không ức chế chức năng miễn dịch của cơ thể.

Ngoài steroid, các chuyên gia khuyên không nên dùng thuốc giảm đau không kê đơn như  ibuprofen hay non-steroid ngay trước khi tiêm vắc xin COVID-19 vì chúng có thể làm giảm hiệu quả của vắc xin. 

Không sử dụng kháng sinh1 tuần trước khi tiêm

Sau khi tiêm

Các chất kích thích như rượu bia người vừa tiêm xong nên tránh ít nhất trong 3 ngày đầu sau tiêm chủng. Vì theo các chuyên gia, bia rượu có thể ức chế miễn dịch gây mất nước, giảm khả năng chống nhiễm trùng cũng như tăng nguy cơ biến chứng nguy hiểm.

Bỏ bữa vì viêm, đau, sốt là điều tối kỵ mà các chuyên gia khuyến cáo người sau khi tiêm ngừa xong. Thay vì đó, bạn có thể sử dụng thực phẩm mềm dễ tiêu hóa và chia nhỏ phần ăn thành nhiều bữa trong ngày.

Nghỉ ngơi hợp lý sau tiêm ngừa không có nghĩa là bạn nên nằm li bì suốt ngày trên giường. Hành động này vô tình làm thể trạng cũng như tâm lý của bạn tồi tệ hơn mà thôi. Thay vì điều đó, người vừa tiêm ngừa vaccine Covid-19 có thể vận động nhẹ nhàng, đi lại trong nhà để việc tuần hoàn máu diễn ra tốt hơn, cơ chế làm lành vết thương hoạt động tốt hơn.

Vận động nhẹ nhàng sẽ giúp cơ thể tăng đề kháng, chống viêm hiệu quả sau tiêm

Kết luận

Trên đây là kiến thức bổ ích cho người chuẩn bị và vừa tiêm ngừa Covid-19 xong. Kiến thức được chắt lọc từ nhiều nguồn uy tín nên việc tham khảo và chia sẻ để nhiều người được biết là điều bạn nên làm.

Nguồn tham khảo: Trang thông tin của Hệ thống tiêm chủng VNVC

>>> Đọc thêm: 3 lưu ý giúp người tiêm vắc xin nhanh chóng phục hồi sức khỏe