-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Ô nhiễm không khí: Làm thế nào để bảo vệ sức khỏe? (Phần 2)
22/07/2022
Phần 1, The Water MAN đã nêu khái niệm, tác hại, thực trạng của ô nhiễm không khí tại Việt Nam và Thế giới. Phần 2 sẽ tập trung phân tích những nguyên nhân cũng như đề xuất những giải pháp bảo vệ nguồn tài nguồn đó. Việc gìn giữ, bảo vệ không khí không là trách nhiệm của riêng một cá nhân nào. Ý thức và sự chung tay của cả cộng đồng cần thiết hơn lúc này.
Nguyên nhân ô nhiễm không khí
Nếu phải liệt kê, chắc phải mất một vài ngày để kể hết nguyên nhân gây ô nhiễm không khí. Để đơn giản hóa, chúng ta có thể phân thành hai nhóm chính: nguyên nhân tự nhiên và nguyên nhân nhân tạo.
Nguyên nhân tự nhiên
Thiên tai, lũ lụt, núi lửa, gió lốc...là những nguyên phân tự nhiên gây ô nhiễm không khí. Khi núi lửa phun trào, một lượng dinh dưỡng bồi đắp cho đất. Điều đó hoàn toàn đúng. Tuy nhiên, lượng metan, clo, lưu huỳnh không ít được sinh ra từ núi lửa. Chúng là nguyên nhân gây ô nhiễm không khí nặng nề. Cháy rừng cũng là một nguyên nhân từ tự nhiên. Đám cháy càng lớn thì lượng nito oxit nhiều tương ứng. Đấy là chưa đề cập đến khối lượng tàn tro, khói bụi do đám cháy tạo nên.
Gió là tác nhân gián tiếp gây ô nhiễm không khí. Dù không trực tiếp nhưng gió là phương tiện đưa bụi bẩn, chất ô nhiễm từ nhà máy, xí nghiệp, khu vực xảy ra thiên tai đi xa và lan rộng hơn. Vì vậy, bạn không thể bỏ qua nguyên nhân quan trọng này.
(Thiên tai là nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí)
Ô nhiễm không khí do bão. Đọc qua bạn khó tưởng tượng vì cho rằng chúng không liên quan đến nhau. Thực tế hoàn toàn khác, những cơn bão là nguồn gốc sinh ra một lượng khí COx. Khí này sẽ làm người hít phải có cảm giác đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi thậm chí là co giật. Bão còn tạo ra một lượng bụi mịn góp phần gây ô nhiễm không khí. Ngoài ra, sự phân hủy của động thực vật, phóng xạ tự nhiên, sóng biển cũng nguồn gây ô nhiễm không khí mà bạn nên biết.
Nguyên nhân nhân tạo (con người)
Con người cũng là nạn nhân của ô nhiễm không khí. Con người cũng chính là chủ thể góp phần làm không khí ô nhiễm ngày một trầm trọng hơn. Dưới đây là những hoạt động mà con người đang đẩy nhanh tốc độ ô nhiễm không khí.
Hoạt động sản xuất công, nông nghiệp. Không riêng ở Việt Nam mà nhiều quốc gia khác phải đối mặt với thực trạng này. Hoạt động công, nông nghiệp là nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí. Nhiều nhà máy, xí nghiệp bỏ qua bước xử lý mà xả thải trực tiếp ra môi trường. Những ống khí đen sì tỏa ra, lan rộng và làm ô nhiễm không gian. Chúng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc hình thành những "làng ung thư". Trong nông nghiệp, việc ứng dụng thuốc trừ sâu, phân bón, hoạt động đốt rơm rạ cũng gây ô nhiễm không khí nặng nề.
(Khí thải từ nhà máy, xí nghiệp gây ô nhiễm môi trường)
Giao thông vận tải gây ô nhiễm không khí nặng nề. Số lượng phương tiện giao thông, nhất là xe gắn máy ở Việt Nam quá lớn. Xe cộ di chuyển liên tục, xả thải liên tục. Xe càng cũ, hệ thống máy móc xuống cấp, tốc độ sử dụng nhiên liệu càng tăng. Loạt phương tiện này đua nhau xả ra môi trường khí CO, VOC, NO2, SO2,... với nồng độ cao.
Hoạt động quốc phòng, quân sự. Thực tế, hoạt động quân sự, quốc phòng cũng là một trong những nguyên nhân làm chất lượng không khí giảm sút đáng kể. Dù chiến tranh đi qua nhiều năm nhưng tổn thương mà chúng để lại rất lớn. Nạn nhân chất độc màu gia cam vẫn tăng sau nhiều năm. Mối đe dọa từ bom hạt nhân vẫn tiềm tàng. Khi rò rỉ, hậu quả nó tạo ra khó lường trước.
Hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng. Việc xây dựng khu đô thị, cao ốc, chung cư tiềm tàng mối nguy hại đối với môi tường. Nhiều khu xây dựng không có biện pháp khoanh vùng, ngăn cách khu dân cư nên ảnh hưởng tới cuộc sống cá nhân của họ. Quá trình vận chuyển vật liệu xây dựng cũng vậy, dù che chắn kỹ thì bụi mịn vẫn vương vãi gây ô nhiễm môi trường.
(Chất thải khi xây dựng cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm không khí)
Thu gom xử lý rác thải: Tốc độ xả thải tăng nhưng tốc độ xử lý rác thải chững lại. Đó chính là vấn đề cần giải quyết thời điểm này. Rác thải nhiều khu dân cư chất đóng, bốc mùi hôi thối. Trong khi đó nhiều vùng nông thôn áp dụng phương pháp đốt thủ công. Tuy nhiên, cách này khiến môi trường thêm trầm trọng mà thôi.
(Rác thải sinh hoạt cũng là nguồn gây ô nhiễm không khí)
Giải pháp khắc phục ô nhiễm không khí
Trước những diễn biến phức tạp của vấn nạn ô nhiễm không khí, việc đề ra những giải mang tính áp dụng là cần thiết. Để khắc phục và làm chậm lại tốc độ ô nhiễm không khí, cá nhân, chủ thể nên thực thi những điều sau:
Cải thiện thói quen sinh hoạt
Hãy giảm mức rác thải về mức tối tiểu, nhất là rác sinh hoạt như bao bì ni lông. Không đốt, không xả ra những kênh rạch, sông ngòi. Nên phân loại rác thải để tối giản thời gian xử lý. Với những vật dụng có khả năng tái sử dụng, hãy làm điều đó để giảm chi phí sinh hoạt và góp phần bảo vệ môi trường. Gia đình nào đang sử dụng bếp than, củi, gas hãy thay thế dần sang các thiết bị điện tử hiện đại khác. Việc tham gia phương tiện giao thông công cộng cũng góp phần to lớn trong bảo vệ không khí quanh khu vực bạn sống.
Xử lý khí thải công nghiệp đúng quy định
Những khu công nghiệp nên quan tâm đến vấn đề xả thải ra. Ngoài việc tuân thủ quy định về xử lý thải, doanh nghiệp cũng nên thường xuyên tái cấu trúc máy mốc, thay thế thiết bị lạc hậu, lỗi thời. Việc chuyển giao công nghệ tân tiến vừa giúp chất lượng sản phẩm tốt hơn vừa giúp giảm chất thải ra môi trường.
(Khoanh vùng khu xây dựng để bảo vệ môi trường)
Dùng biện pháp kỹ thuật
Khắc phục ô nhiễm không khí bằng hệ thống máy mốc, công nghệ hiện đại kết hợp công nghệ sinh hoạt là đường lối đúng đắn. Bước xử lý này đảm bảo khí thải ra môi trường an toàn cho con người và hệ sinh thái. Hành động xử lý khí thải góp phần giảm ô nhiễm vượt trội.
Quy hoạch và trồng cây xanh
Cây xanh là tấm chắn, là bộ lọc không khí tự nhiên, ít chi phí. Trồng và phát triển rừng là một biện pháp cực kỳ hữu ích. Cây xanh giúp sức trong việc thanh lọc không khí và ngăn ngừa những thiên tai tự nhiên. Trồng cây tại các công viên, vỉa hè, xung quanh nhà bạn là cách giảm tình trạng khí thải, khói bụi và góp phần làm hạ nhiệt độ không khí hiệu quả.
(Phủ xanh đồi trọc chính là tạo lá chắn giúp thanh lọc không khí)
Môi trường không khí là tài sản chung
Đây chính là thông điệp cuối cùng The Water MAN muốn gửi tới các bạn. Từ định nghĩa, thực trạng, nguyên nhân, hậu quả, biện pháp liên quan đến ô nhiễm không khí đã được The Water MAN làm rõ. Việc tổng hợp những thông tin đó hướng tới việc thay đổi nhận thức của con người. Việc làm của các bạn có thể là đe dọa sức khỏe của chính bạn và những người xung quanh.
>>> Đọc thêm: Ô nhiễm không khí: Làm thế nào để bảo vệ sức khỏe? (Phần 1)