Kinh tế Việt Nam và thế giới chậm lại vì dịch. Song, tốc độ ô nhiễm không khí lại tăng lên nhanh chóng. Việc nhận biết ô nhiễm bằng mắt thường cực kì khó. Người dân nhiều khu vực cảm nhận sự trong lành nơi họ sống nhưng thực chất môi trường ở đó xuống cấp trầm trọng. Hàng loạt bằng chứng chỉ ra mức nguy hại đối với sức khỏe do môi trường ô nhiễm. Và việc bảo vệ môi trường nói chung, không khí nói riêng là trách nhiệm, quyền hạn, nghĩa vụ của cả cộng đồng chứ không riêng một cá nhân nào cả. 

Ô nhiễm không khí là gì?

Theo Wikipedia: Ô nhiễm không khí là sự thay đổi lớn trong thành phần của không khí, chủ yếu do khói, bụi, hơi hoặc các khí lạ được đưa vào không khí, có sự tỏa mùi, làm giảm tầm nhìn xa, gây biến đổi khí hậu, gây bệnh cho con người và cũng có thể gây hại cho sinh vật khác như động vật và cây lương thực, nó có thể làm hỏng môi trường tự nhiên hoặc xây dựng. Hoạt động của con người và các quá trình tự nhiên có thể gây ra ô nhiễm không khí.

Ô nhiễm không khí là việc con người trực tiếp hay gián tiếp đưa các thành phần có hại ra môi trường. Những việc làm đó vừa gây hại cho chính sức khỏe con người vừa làm giảm đa dạng sinh học, giảm nguồn lợi từ hệ sinh thái, thiệt hại về vật chất lẫn tinh thần. 

Xét về pháp lý, ô nhiễm môi trường được hiểu là sự thay đổi tính chất, vi phạm tiêu chuẩn được pháp luật quy định. Trong đó ghi rõ, ô nhiễm không khí là tình trạng môi trường không khí xuất hiện chất lạ, có sự biến đổi về tính chất, hóa học tác động tiêu cực tới con người và thiên nhiên. Theo thông tin chính thức từ Tổ chức Y tế thế giới, có 6 thành phần chính gây ô nhiễm môi trường là: nitơ oxit (NOx); lưu huỳnh oxit (SOx); cacbon monoxit (CÓ); chì (Pb); ozon tầng bình lưu (O3); vật chất dạng hạt (PM).

Bụi mịn - sát thủ vô hình

(Bụi mịn - Sát thủ vô hình với sức khỏe)

Tác hại của ô nhiễm không khí

Ô nhiễm không khí là một trong những mối đe dọa lớn nhất hiện nay. Trong đó, phải hơn 1/2 dân số trên thế giới không được tiếp cận nguồn không khí sạch.Thực tế, có hơn 7 triệu người chết mỗi năm do sống, làm việc, học tập trong môi trường không khí kém chất lượng.

Bạn đã nghe tới tác hại của việc hút thuốc lá? Bạn đã nghe tác hại của việc ăn quá nhiều muối? Thì việc sống trong môi trường ô nhiễm, sức khỏe con người bị ảnh hưởng tương đương hai thói quen không tốt trên. Hãy nhớ rằng, 1/3 ca tử vong do đột quỵ, ung thư là do môi trường ô nhiễm. Những thành phần gây hại trong không khí chui vào cơ thể và làm suy giảm chức năng miễn dịch, hệ hô hấp, hệ bài tiết, hệ tuần hoàn...Vì chúng có kích thước siêu nhỏ nên việc nhìn hay cảm nhận bằng giác quan thông thường cực khó. 

Ô nhiễm không khí là một trong những nguyên nhân gây bệnh ung thư phổi

(Ô nhiễm không khí là một trong những nguyên nhân gây bệnh ung thư phổi)

Ô nhiễm không khí là nguyên nhân chính gây nên nhiều bệnh lý nguy hiểm. Hen suyễn, dị ứng, viêm giác mạc, tim mạch, ung thư...Có khá nhiều nghiên cứu chứng minh mối liên hệ giữa ô nhiễm không khí và một số bệnh lý nguy hiểm. Ví dụ: 

  • Thần kinh và tâm lý

  • Bệnh về mắt

  • Bệnh ngoài da

  • Bệnh mãn tính lâu dài như tiểu đường, ung thư...

  • Sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi, khiến bé bị sinh non, sinh nhẹ cân.

Vi khuẩn trú ngụ ngoài không khí gây loạt bệnh lý về da

(Vi khuẩn trú ngụ ngoài không khí gây loạt bệnh lý về da)

Thực trạng ô nhiễm không khí trên thế giới

Nhiều quốc gia trên thế giới đang sống chung với tình trạng ô nhiễm không khí nặng. Theo thông tin gần đây của Bộ Y tế Thế giới, 99% dân số đang hít thở bầu không khí chứa chất gây ô nhiễm. 6.000 thành phố thuộc 117 quốc gia được teo dõi chất lượng không khí. Người dân ở những khu vực đó phải hít hạt mịn, nitơ đioxit mỗi ngày. Cơ bản, những quốc gia này nằm trong nhóm nước có thu nhập trung bình, thấp.
Trong 117 quốc gia đang theo dõi thì 17% thành phốc ở các quốc gia thu nhập cao nằm dưới các hướng dẫn của WHO về chất lượng không khí đối với các hạt mịn (PM2.5 hoặc PM10). Tổ chức Y tế thế giới còn chỉ ra từ năm 2016, ô nhiễm không khí đã làm trên 4,2 triệu người chết sớm. Trong  đó có tới 91% người dân thuộc các nước nghèo đông dân thuộc Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương. 

Hình ảnh ô nhiễm không khí ở Trung Quốc

(Hình ảnh ô nhiễm không khí ở Trung Quốc)

Năm 2008, Viện Health Effects Institute (HEI) thống kê có hơn 95% dân số trên thế giới phải hít không khí kém chất lượng mỗi ngày. Trung Quốc và Ấn Độ đã chiếm 50% số ca tử vong do ô nhiễm môi trường. Thông tin từ tổ chức Giám sát chất lượng không khí và Tổ chức Hòa bình xanh (Greenpeace), vào năm 2018, Gurugram là thành phố có mức độ ô nhiễm nặng nhất thế giới. 18 trong số 20 thành phố ô nhiễm nhất trên thế giới thuộc các nước Nam Á.

Khói của hơn 150 đám cháy lớn nhỏ cả bờ đông, bờ tây là nguyên nhân khiến Australia ô nhiễm nặng. Những quốc gia khác ở Châu Âu cũng không loại lệ. Vào năm 2017, tòa án Châu Âu kết tội Bulgaria vì đất nước này không tuân thủ quy định bảo vệ môi trường không khí chung. Ở Anh, đất nước này luôn bàn luận về vấn nạn ô nhiễm không khí. Hơn 100 năm quá, điều đó vẫn còn và chưa có phương hướng giải quyết triệt để. 

Hình ảnh ô nhiễm không khí ở London

(Hình ảnh thực tế ô nhiễm không khí tại Anh)

Thực trạng ô nhiễm không khí tại Việt Nam

Việt Nam là một trong số những quốc gia nên quan tâm hơn tới vấn nạn ô nhiễm môi trường không khí. Tổ chức môi trường Mỹ đã thực hiện nghiên cứu và chỉ ra rằng: nước ta đứng trong top 10 các quốc gia ô nhiễm không khí hàng đầu châu Á. Tổng lượng khói bụi, thành phần gây ô nhiễm không khí tăng cao tại nhiều khu vực. Trong đó, Hà Nội và TP HCM là hai thành phố có chỉ số chất lượng không khí luôn nằm trong diện báo động. 
Thời gian gần đây, tổng cục Môi trường nước ta đưa ra thông báo, thủ đô Hà Nội đã có 4/7 ngày bị ô nhiexm bụi mịn. Các chỉ số không khí không đảm bảo tiêu chuẩn quốc gia QCVN 05:2013/BTNMT. Xét tới yếu tố thời tiết các nhà phân tích đã khẳng định thời tiết xấu ảnh hưởng nhiều đến chất lượng không khí. Những tuần lễ trời âm u, mù sương, nhiệt độ ngày đêm chênh lệch nhau cao thì hàm lượng bụi mịn cũng cao hơn những ngày bình thường.  
Bụi mịn xuất hiện do nhiều nguyên nhân, ví dụ khí thải giao thông, công trình xây dựng, đường sá và sản xuất công nghiệp...Nhiều đợt, chất lượng không khí Hà Nội chỉ đứng sau Ấn Độ mà thôi. Các nhà quản lý đã đưa ra hàng loạt nguồn gây ô nhiễm. Các nhà khoa học Việt Nam đã chỉ ra máy nhiệt điện than có thể là một trong những nguồn chính gây ô nhiễm ngày càng gia tăng. Nhà máy nhiệt điện ở xả  thải cao gấp 5 đến 10 lần so với những nơi thực hiện theo tiêu chuẩn tốt. 

Giải pháp cho tình trạng ô nhiễm không khí

Phần 2, The Water MAN tập trung làm rõ nguyên nhân ô nhiễm cũng như đưa ra những giải pháp. Như đã đề ra ở đầu bài, bảo vệ môi trường không khí không phải là trách nhiệm của riêng ai. Do vậy, hãy lan tỏa thông điệp bằng việc gửi bài viết cho càng nhiều người càng tốt.

>>> Đọc thêm: Ô nhiễm không khí: Làm thế nào để bảo vệ sức khỏe? (Phần 2)