-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Tại sao nên uống nước trước khi tiêm vắc xin mũi 3
09/01/2022
Một cơ thể khỏe mạnh, một tinh thần thoải mái là những gì bạn cần chuẩn bị trước khi tiêm vắc xin mũi 3. Một trong những khuyến cáo bạn nên tham khảo chính là việc uống nước trước khi tiêm. Có thể hành động đơn giản này không hỗ trợ trong việc tăng cường hiệu quả của vắc xin nhưng nó sẽ giúp giảm nhẹ những tác dụng phụ của việc tiêm ngừa.
Vì sao nên uống nước trước khi tiêm mũi 3
Đây là tư vấn của tiến sĩ Amesh A.Adalja, học giả cấp cao của Trung tâm An ninh y tế Johns Hopkins (Mỹ). Tiến sĩ Amesh A.Adalja cho biết, nếu đi tiêm vắc xin trong tình trạng mất nước, bạn có thể sẽ cảm thấy mệt mỏi, đau đầu và có thể mất nước nhiều hơn sau tiêm, theo trang tin Health.
Tiêm vắc xin mũi tăng cường sẽ có thể gây ra một số tác dụng phụ ở mức độ nhẹ như đau ở chỗ tiêm, sốt và mệt mỏi, theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ. Tuy nhiên, CDC Mỹ khuyến cáo những trường hợp ngất xỉu sau khi tiêm chủng tuy hiếm nhưng cũng rất đáng lo ngại.
“Tăng thể tích nội mạch bằng cách hydrat hóa (bổ sung phân tử nước) có thể ngăn ngừa việc ngất xỉu do rối loạn vận mạch”, Matt Blanchette, phát ngôn viên của CVS Health (Mỹ), nhận định trên trang tin Health.
Theo bác sĩ William Schaffner, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm, Giáo sư Trung tâm y tế Đại học Vanderbilt (Mỹ), mọi người sẽ có nhiều khả năng bị ngất xỉu khi cơ thể mất nước, việc cung cấp đủ cũng có thể giúp chúng ta cảm thấy đỡ buồn nôn và dễ chịu hơn. Uống đủ nước mang lại rất nhiều lợi ích và không gây hại hay ảnh hưởng đến việc tiêm vắc xin. Vì vậy, uống nước trước khi tiêm vắc xin là điều nên làm. Lưu ý, không nên uống rượu hay vận động cường độ cao dẫn đến mất nước trước khi tiêm chủng.
Người được tiêm mũi 3 cần làm gì?
Bên cạnh các quy định bảo đảm an toàn tiêm chủng, đối tượng tiêm cũng cần được khám sàng lọc tương tự như 2 mũi tiêm trước.
Các điểm tiêm phải bố trí để bảo đảm giãn cách, sau khi tiêm xong, cần ở lại điểm tiêm chủng để được cán bộ y tế tư vấn và theo dõi ít nhất 30 phút.
Thông báo ngay cho cán bộ y tế nếu thấy có bất thường xảy ra với cơ thể (dấu hiệu khó chịu, buồn nôn, phát ban, sưng tại chỗ tiêm). Người được tiêm mũi 3, về nhà cần theo dõi thân nhiệt, cặp nhiệt độ khi sốt, sử dụng thuốc hạ sốt đúng liều lượng và theo dõi đáp ứng với thuốc hạ sốt. Các dấu hiệu nguy cơ bao như sốt cao trên 39 độ C, khó hạ nhiệt độ hoặc sốt kéo dài hơn 24 giờ; co giật; phát ban; tinh thần khó chịu, kích thích vật vã, lừ đừ...; khó thở hoặc khi có biểu hiện bất thường khác về sức khỏe, cần đến ngay cơ sở y tế.
Kết luận
Trên đây là những thông tin quan trọng cho người chuẩn bị tiêm mũi 3. Nếu muốn giảm nhẹ những triệu chứng sau tiêm ngừa đừng quên uống đủ nước trước tiêm. Nhớ chia sẻ những thông tin bổ ích này cho những người yêu thương quanh bạn nhé.
<Nguồn tham khảo: thanhnien.vn, moh.gov.vn>
>>> Đọc thêm: 8 mẹo giúp F0 cải thiện tình trạng mất vị giác