Bạn biết đấy, tất cả các tế bào, cơ quan và các cơ trong cơ thể chúng ta luôn cần nước để duy trì và điều hòa mọi chức năng trong cơ thể. Việc hụt nước, mất nước qua hơi thở, mồ hôi hay hệ tiêu hóa lâu dài sẽ ảnh hưởng xấu tới cơ thể.

Uống nước là việc làm tưởng chừng đơn giản, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu đúng và uống nước đúng cách. Bài viết này sẽ chỉ ra 3 thói quen uống nước “tai hại” cho tim, gan và đường huyết nhưng nhiều người đang duy trì chúng đều đặn mỗi ngày.

1. Uống quá ít nước mỗi ngày

Hơn 80% não của chúng ta là nước. Trường hợp bình thường, não sẽ có chức năng điều tiết lượng nước được nạp vào đi nuôi những cơ quan khác. Trường hợp thiếu nước trầm trọng, cơ thể bạn sẽ bắt đầu mệt mỏi, thậm chí là ngất xỉu. Và nếu cơ thể thiếu nước cấp độ nặng hơn, não không đủ lượng nước tối thiểu nhất để hoạt động thì các phần não bộ tạm ngưng hoạt động, để lâu hơn sẽ dẫn đến tình trạng chết não và gây tử vong.

Thiếu nước trần trọng sẽ ảnh hưởng tới não

Đối với những bệnh nhân mắc tiểu đường thì uống nước chính là hoạt động để “tự vệ”. Nhiều bệnh nhân đã lựa chọn việc khống chế lượng nước đưa vào cơ thể, điều đó không hẳn đúng. Nước với vai trò làm giảm hoặc khôi phục áp suất thẩm thấu huyết tương, thúc đẩy quá trình bài tiết.

Các chuyên gia đã khuyến cáo rằng việc bệnh nhân bị tiểu đường uống ít nước đặc biệt vào mùa hè sẽ gây nên những biến chứng cực kỳ nguy hại đối với cơ thể.

Để thận hoạt động bình thường, cần nước để làm loãng máu trong cơ thể. Suy thận thậm chí là sỏi thận là những bệnh lý có thể mắc phải nếu tình trạng mất nước kéo dài.

2. Uống ngụm nước lớn trong một hơi

Nhiều người vẫn duy trì thói quen đợi tới khi khát mới uống nước và uống từng ngụm lớn. Đây là cách uống nước gây tai hại cho tim mạch bạn nên biết.

Cách uống theo ngụm lớn trong một hơi dài làm tăng lưu lượng máu nên khối lượng công việc bắt buộc tim phải xử lý cũng cao lên nhiều lần. Khi đó, tim buộc phải tiêu thị lượng oxi lớn hơn mức thông thường, tình trạng này kéo dài có khả năng gây suy tim.

Uống ngụm lớn sẽ gây hại cho tim

Thời tiết nóng nực, uống ngụm lớn, khi đó máu được pha loãng, nồng độ điện giải biến đổi thấp làm cho các tế bào bị phù, gây ngộ độc nước và làm giảm nhanh lượng natri trong máu. Người có chức năng tim không tốt, khi lượng nước nạp vào quá lớn, nhịp tim sẽ tăng cao gây nên biểu hiện rối loạn nhịp tim hay đau thắt ngực, khó thở.

3. Đợi khát mới uống nước: phá hủy thận

Khi được hỏi về “thời gian biểu” uống nước trong ngày, nhiều người đã trả lời ngay là chỉ khi hát họ mới tìm tới nước. Thức ra, khi cơ thể mất nước mới mang lại cảm giác khát cho con người, đồng nghĩa nồng độ tạp chất trong nước tiểu khi đó cũng tăng lên. Chúng đe dọa tới “sức khỏe” của thận, dễ sinh ra sỏi thận, thậm chí có thể gây ung thư hệ tiết niệu và các bệnh lý nguy hiểm khác.

Đừng đợi khát mới uống

Theo chuyên gia, nước có thể làm giảm hoặc góp phần khôi phục áp suất thẩm thấu huyết tương. Đồng thời, nó còn thúc đẩy bài tiết đường huyết trong cơ thể. Do đó, thói quen khát mới uống sẽ làm gián đoạn quá trình cơ thể chuyển hóa. Ngoài tổn hại thận, uống quá ít nước còn tạo ra nhiều mối nguy hại khác, đặc biệt đối với bệnh nhân bị tiểu đường.

4. Uống quá nhiều nước trước khi ngủ

Bạn lo lắng cho một đêm dài cơ thể không được bổ sung nước nên bạn cố tình uống nhiều trước khi đi ngủ. Điều “vô tình” đó sẽ làm bạn mắc bệnh nếu duy trì nó suốt thời gian dài.

Cần tránh uống nhiều nước trước khi ngủ

Uống nước trước khi đi ngủ có tác dụng tốt có hệ hô hấp, tuần hoàn máu. Nhưng không có nghĩa, bạn phải uống một lượng lớn. Nếu uống quá nhiều, bạn có nguy cơ cao bị rối loạn giấc ngủ. theo các bác sĩ, việc uống nước quá nhiều trước giờ đi ngủ, cơ thể sẽ giải phóng ra lượng hormone chống bài niệu ADN để làm chậm lại chức năng thận. Chúng sẽ gây nên cảm giác buồn tiểu, nên giấc ngủ của bạn sẽ ảnh hưởng theo.

Việc thường xuyên thức dậy tiểu đêm sẽ gây tình trạng khó quay lại giấc ngủ sâu giấc. Sáng hôm sau, bạn sẽ rơi vào tình trạng uể oải, thâm vùng mắt, mặt mũi sưng lên. Về lâu dài, uống quá nhiều nước vào buổi tối có thể gây nên những bệnh lý nguy hiểm khác.

5.  Uống nước quá lạnh

Mùa hè khô nóng, nhiệt độ tăng cao nên cơ thể bạn cũng bốc hỏa theo. Tan giờ làm, không ít người về nhà, lao nhanh vào tủ lạnh để kiếm đá bỏ ngay vào ly nước uống của mình. Nó có thể giải tỏa cơn khát tức thời, nhưng lâu dài, uống nước lạnh nhiều sẽ gây hại cho cơ thể.

Việc uống nước quá lạnh sẽ làm cơ thể đang nóng bị thay đổi nhiệt độ đột ngột. Khi đó, mạch máu co lại. Nước lạnh còn làm đông mỡ các thực phẩm bạn đã nạp trước đó gây trở ngại cho quá trình tiêu hóa.

Thế nhưng việc uống nước quá lạnh sẽ làm cho cơ thể bạn đang nóng sẽ bị thay đổi nhiệt độ đột ngột khiến mạch máu bị co lại.

Uống nước lạnh khiếm máu co lại

Uống nước lạnh nhiều khiến bạn bị đau họng, nhức khớp, chậm nhịp tim. Đặc biệt, đối với những người chức năng tim không tốt thì nên hạn chế tối đa nước lạnh. Nước lạnh sẽ làm chậm nhịp tim, gây ra các bệnh lý như rối loạn nhịp tim, đau thắt ngực, thậm chí là tử vong.

Nếu bạn thức sự quan tâm tới sức khỏe của bản thân, nên thay đổi ngay những thói quen tưởng như vô hại trên. The Water MAN khuyên bạn nên xây dựng cho một “thời gian biểu” uống nước trong ngày.

>>> Xem thêm: 7 cách đơn giản để uống nhiều nước hơn mỗi ngày