Nước là dung môi thúc đẩy mọi quá trình chuyển hóa, trao đổi chất, thanh lọc cơ thể, thúc đẩy quá trình chuyển hóa năng lượng. Thực tế, tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng ảnh hưởng sâu sắc tới chất lượng nguồn nước sinh hoạt hằng ngày. 

Theo thói quen, nhiều người sử dụng nước bình hoặc đun sôi nước máy để sử dụng trong gia đình nhưng không rõ về chất lượng nguồn nước đó. Qua bài viết này, The Water MAN sẽ chia sẻ một tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng nước uống đó là chỉ số TDS. 

Vậy TDS là gì? Ảnh hưởng của nó? TDS bao nhiêu là an toàn? Tất cả sẽ được chi tiết hóa trong bài viết dưới:

TDS là gì?

TDS (viết tắt của Total Dissolved Solids) là tổng lượng chất rắn hòa tan trong một thể tích nước. 

Nước tự nhiên tồn tại những chất hữu cơ, những hợp chất cần thiết cho cơ thể, cạnh đó, nó còn tồn tại những thành phần khác như muối, kim loại nặng, chất rắn lơ lửng và các chất không hòa tan được trong nước như clorua, sunfat, canxi…

Theo tiêu chuẩn của EPA của Mỹ: nước uống hàm lượng tối đa TDS là 500mg/L. Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã quy định, giới hạn chấp nhận được: 500mg/L đối với nước uống, 1000mg/L đối với nước sinh hoạt.

Nước cất có chỉ số TDS<10mg/L

TDS từ đâu mà có?

Chỉ số này sinh ra trong quá trình tuần hoàn của nước, cụ thể nó sẽ có những khác biệt ứng với từng khu khu vực địa lý. Tính hòa tan của nước rất cao nên khi nước hấp thụ các ion từ đường ống, bình chứa, môi trường xung quanh thì chỉ số này sẽ thay đổi.

Nguồn gốc của TDS?

Nước càng sạch thì chỉ số này càng nhỏ. TDS không vượt quá 10 được gọi là nước cất. Nghĩa là trong nước chỉ tồn tại duy nhất thành phần H20 mà không chứa bất kì khoáng chất hay thành phần nào khác. Uống đúng không có nghĩa uống nước có TDS càng thấp càng tốt cho cơ thể vì trong số các ion tồn tại trong nước có độ TDS cao sẽ chứa những ion có lợi cho sức khỏe.

Ảnh hưởng của nước có TDS quá cao hay quá thấp

Nước uống có chỉ số TDS cao tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe con người. Khi tổng lượng chất rắn hòa tan lớn được nạp vào cơ thể, cơ thể có nguy cơ “quá tải” nặng. Trong thời gian dài, các bệnh lý nguy hiểm cho cơ thể như sỏi thận, tắc động mạch và tĩnh mạch và những bệnh lý khác có điều kiện thuận lợi để hình thành.

Ngoài nước uống, độ TDS trong nước sinh hoạt quá cao sẽ làm biến đổi hương vị, mùi vị của thực phẩm. Độ TDS cao còn làm cho nước bình thường có nguy cơ trở thành nước cứng, gây ra những cặn bẩn tồn tại trong đường ống, đồ đựng nước...

Sử dụng nước uống có TDS quá thấp trong thời gian dài cũng ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe chúng ta. Bởi vì, trong nước có độ TDS quá thấp sẽ không tồn tại những thành phần khoáng có lợi cho sức khỏe. Song, những người có vấn đề về thận, nên ưu tiên sử dụng nguồn nước có TDS<100mg/L.

Nước có TDS cao làm tăng nguy cơ gây sỏi thận

>>> Đọc thêm: Chỉ số ORP trong nước ảnh hưởng thế nào tới sức khỏe bạn? <<<

Cách để giảm chỉ số TDS trong nước

Có khá nhiều cách để giảm chỉ số TDS trong nước, cụ thể:

Thẩm thấu ngược RO: Đây là công nghệ xử lý nước được nhiều được nhiều nhà máy sản xuất nước đóng chai áp dụng. Công nghệ RO loại bỏ TDS bằng cách sử dụng màng bán thấm, theo đó, những phân tử nhỏ hơn 0.0001 micron sẽ đi qua. Khi đó, nước sẽ đi qua màng đó và lưu lại kim loại và muối phía sau.

Công nghệ lọc RO được sử dụng trong các nhà máy

Chưng cất: Phương pháp này sẽ dùng phương pháp đun sôi để tạo ra hơi nước, khi nước bốc lên những muối không tan trong nước sẽ ngưng động lại.

Khử ion: Trong quá trình này, nước được truyền qua một điện cực sương và âm. Các màng lọc ion cho pháp ion dương tách khỏi nước và di chuyển về điện cực âm. Quá trình đó sẽ trả về nước khử ion hóa với độ tinh khiết cao.

Kết luận

Trên đây là những thông tin về chỉ số TDS cho nước. Chắc hẳn chính bạn đã tự đưa ra câu trả lời cho “TDS là gì”, “ Độ TDS trong nước uống bao nhiêu là an toàn”. Bạn nên sắm một máy đo TDS mini để tự kiểm tra hoặc mang mẫu nước đi kiểm tra định kì để chắc chắn nguồn nước bạn đang dùng thực sự an toàn.

Để bảo vệ sức khỏe chính mình và những người xung quanh, bạn nên sử dụng nguồn nước tinh khiết có chỉ số TDS không quá 500mg/L, hạn chế tối đa việc sử dụng nguồn nước có TDS từ 1000mg/L trở lên. Vì không nắm rõ độ TDS từ việc đun sôi nước máy, hay thay đổi thành thói quen sử dụng nước đóng chai không rõ nguồn gốc, bạn có thể chọn ngay những thương hiệu nước đóng bình/chai chất lượng như: Aquafina, Satori, Bidrico...
>>>Xem thêm: Độ pH là gì? Nước có độ pH bao nhiêu là tốt cho sức khỏe con người?