-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Nước mía tốt nhưng bạn phải uống đúng để tránh rước họa vào thân
09/12/2021
Ừng ực một ly nước mía ngọt thanh trong buổi trưa nắng nóng, điều này quá tuyệt vời. Không dừng lại ở việc giải khát thông thường, nước mía còn cung cấp nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho cơ thể. Vậy bạn đã biết thành phần của nước mía, công dụng, cách uống, bảo quản để bảo vệ sức khỏe bản thân và người thân trong gia đình.
Thành phần của nước mía?
Nước mía có thể xem là thức uống tự nhiên 100%, hoàn toàn không chứa phụ gia. Ước tính rằng, cứ trong một ly nước mía 240ml chứa khoảng 250ml calo, 30g đường. Nước mía cũng được xem là một chất chống oxy hóa hiệu quả nhờ phenolic và flavonoid. Những thành phần khác như kali, natri, canxi, sắt…chiếm hàm lượng nhất định trong nước mía. Nhưng không vì thế mà nhiều người cho rằng nước uống không có có nhiều lợi ích cho cơ thể. Nước mía có vị ngọt tự nhiên. Nó được chế biến thành những chế phẩm đa dạng và được ứng dụng phổ biến trong cuộc sống hàng ngày.
5 lợi ích tuyệt vời của nước mía
Chống lão hóa vượt trội
Như đã đề cập ở trên, nước mía chứa nhiều phenolic và flavonoid. Uống nước thường xuyên cũng là một trong những phương pháp duy trì thanh xuân và sự tươi trẻ cho da và dáng. Uống nước này cũng là cách giúp bạn ngăn ngừa việc cơ thể mất nước vì nó chứa lượng nước cao. Chúng sẽ giữ ẩm cho làn da, duy trì đàn hồi cho xương khớp, tạo môi trường vận chuyển và đào thải độc tố ra ngoài…
Ngừa ung thư
Bạn đã nghe thông tin nước mía có thể ngừa ung thư hiệu quả. Điều này đã được những công trình nghiên cứu khoa học chứng thực. Flavones có trong mía là thành phần có thể ngăn ngừa sự phát triển của những tế bào gốc. Thành phần trên đặc biệt có lợi cho việc ngăn ngừa hay hạn chế diễn biến xấu của ung thư vú hay ung thư tuyến tiền liệt.
Giải độc gan
Bạn không đọc nhầm đâu nhé. Uống nước mía cũng là một trong những cách hay ho giúp gan giảm bớt gánh nặng. Hàm lượng thành phần chống oxy hóa có trong đồ uống này giúp tiêu diệt những bệnh lý liên quan hệ hô hấp, gan. Kali trong nước mía giúp hệ tiêu hóa vận hành một cách trơn tru và hiệu quả hơn. Bạn cũng nên tham khảo phương pháp điều trị táo bón bằng món đồ uống này.
Ngừa sỏi thận
Uống nước mía đều đặn là một phương thuốc hữu hiệu giúp ngăn ngừa sự hình thành của sỏi thận. Nhiều bài viết của The Water MAN đã đề cập tới vấn đề này. Sỏi thận sinh ra chủ yếu do thiếu nước. Khi cơ thể mất nước kéo dài, lượng độc tố bên trong cơ thể không có điều kiện đào thải ra ngoài. Lâu dần, chúng sẽ tích tụ vào tạo sỏi. Uống nước mía có thể ngừa ngừa quá trình đó. Bạn nên nhớ thông tin này.
Giảm cân hiệu quả
Ngoài tác dụng giảm nồng độ cholesterol trong máu, nước mía còn có tác dụng hỗ trợ giảm cân. Khi chúng ta ăn thực phẩm chứa chất béo bão hòa vô tình làm cho lượng cholesterol tăng cao, mỡ tích tụ gây béo phì. Dù nước mía ngọt nhưng chúng không chứa cholesterol, ngược lại nó còn có thể làm giảm thành phần đó. Những ai mong muốn giảm cân mà khó để gạt hết đồ uống có vị ngọt, tham khảo nước mía và đưa vào chế độ dinh dưỡng thôi.
Bệnh tiểu đường có nên uống nước mía?
Đây chắc hẳn là nỗi quan tâm của khá nhiều người. Tương tự như những loại đồ uống khác, nước mía chứa lượng đường không thấp chút nào. Khi uống quá nhiều, lượng đường trong máu bệnh nhân sẽ tăng cao và khó kiểm soát.
Cũng có công trình nghiên cứu chỉ ra rằng: thành phần polyphenol trong nước mía có thể điều chỉnh lượng đường trong máu. Nhưng để mà nói mức độ tin cậy, chắc chắn thì chưa hoàn toàn. Vậy nên, để bảo vệ cơ thể, bệnh nhân không nên uống nước mía thường xuyên. thay vào đó, những áp trái cây tươi như cam, chanh, thơm, táo cũng có vị ngọt tự nhiên lại ít đường hơn nước mía.
Có nên uống nước mía mỗi ngày?
Sẽ không dừng lại ở 5 lợi ích trên của nước mía. Bạn có thể tìm kiếm và tự đúc rút ra những thông tin bổ ích liên quan đến tác dụng của nước uống này. Nhiều người xem nó như một thức uống gắn liền với sở thích, nhất là trong ngày hè oi ả khó chịu. Tuy nhiên, muốn tốt cho sức khỏe bạn cũng nên uống đúng cách và uống đúng liều lượng.
Những người bị vấn đề về hệ tiêu hóa không nên uống nước mía mỗi ngày. Đồ uống này có tính hàn nên khả năng gây đau bụng khá cao. Những ai mong muốn cơ thể thon gọn kịp đón tết cũng không nên uống loại nước này thường xuyên. Nước mía nhiều đường gây ra tình trạng thừa mỡ, béo phì…
Bảo quản nước mía thế nào để tránh tình trạng bị đen và chua
Thứ nhất, nếu nhà bạn có máy ép việc bảo quản cây mía tốt hơn việc ép chúng thành nước. Khi chọn mía, bạn lưu ý không chọn những cây có vết đỏ hay nấm mốc ở thân và rễ. Thường thì những cây mía thế này đã có thời gian bảo quản trước đó rồi. Khi mua mía về, bạn nên để ở những nơi khô thoáng.
Thứ hai, đối với nước mía đã được ép nên bảo quản ở tủ lạnh. Trường hợp để ngăn mát chúng ta nên sử dụng hết trong ngày, tránh để qua đêm. Nếu bảo quản quá lâu trong môi trường nhiệt độ thấp, hàm lượng đường trong nước mía cao nên dinh dưỡng một phần sẽ bị mất đi.
Thứ ba, tuyệt đối không thêm chất bảo quản vào nước mía vì chúng có thể là nguyên nhân khiến mùi vị, màu sắc nước mía thay đổi.
Thứ tư, đừng thêm chanh, quất trong nước mía mang lưu trữ. Chúng ta hãy làm điều đó khi thực sự muốn uống và cho nó ra ly riêng trước khi thêm. Khi vắt chanh quất vào nước mía để lâu nước sẽ bị đen và có mùi lạ.
Tạm kết
Những thông tin này thật phí cho những ai thường xuyên uống nước mía. Thay vì cứ uống cho sướng miệng thì việc hiểu và uống đúng có lợi hơn nhiều lần. Nhớ chia sẻ bài viết cho những người quanh bạn nhé, nhất là những thánh nghiện loại nước này nha.
>>> Đọc thêm:Công thức nước ép cà chua giảm cân tại nhà