Thực phẩm sau khi cho vào miệng nó sẽ đi thẳng vào dạ dày thông qua ống dẫn thức ăn và kết thúc chu trình bằng việc đào thải cặn bã ra khỏi cơ thể. Vậy khi uống nước và các chất lỏng khác như cà phê, rượu, trà thì quá trình tiêu thụ có gì khác biệt không? Chúng sẽ đi theo con đường giống thực phẩm hay một quá trình khác. The Water MAN sẽ bật mí cho bạn những thống thông tin thú vị liên quan đến chủ đề này nha.

Cơ thể người có bao nhiêu nước

Khi một người uống nước, cơ thể sẽ hấp thụ lượng chất lỏng đó và lưu trữ trong những bộ phận chuyên biệt. Chẳng hạn như cơ thể càng cơ bắp thì lượng nước càng lớn, ngược lại cơ thể nhiều mỡ thì lượng nước ít vì rõ ràng thành phần của chất béo rất ít mỡ. 

Trung bình, nước chiếm khoảng 70% trọng lượng cơ thể và phân bố không đồng đều ở các cơ quan, tổ chức khác nhau. Tổng lượng nước trong cơ thể sẽ giảm dần theo độ tuổi. Đối với các bé sơ sinh, nước chiếm 75-80% trọng lượng cơ thể, từ 1 tuổi cho đến trung niên lượng nước còn khoảng 55-60% trọng lượng cơ thể, sau trung niêm lượng nước giảm xuống còn khoảng 50% trọng lượng cơ thể.

Dưới đây là minh họa tỉ lệ nước trong một số cơ quan.

Tỉ lệ nước trong các cơ quan

Tỉ lệ nước tỏng các cơ quan

Cân bằng nước bên trong cơ thể là gì?

Cân bằng nước là việc cân bằng giữa lượng nước bên trong và lượng nước đào thải ra bên ngoài. Cơ thể mỗi người được cung cấp nước bằng nguồn nước nội sinh, thực phẩm và chắc chắn không thể thiếu một nguồn nữa chính từ việc uống nước. Trung bình mỗi ngày cơ thể cần khoảng 2000-2500ml, trong đó đường uống chiếm tới 1000-1200ml, đường ăn khoảng 800-1000ml và từ quá trình chuyển hóa chất khoảng 200-300ml. 

Lượng nước trong cơ thể trẻ em lớn hơn người cao tuổi nên bù nước thật sự quan trọng

Lượng nước từ nguồn chuyển hóa là không thể điều hòa cơ thể vì nó phụ thuộc vào nhu cầu ATP trong tế bào. Vì vậy, hành động uống nước và nguồn nước bổ sung từ chúng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong điều hòa môi trường chất lỏng bên trong cơ thể. Mất cân bằng nước thường có những biểu hiện khác nhau, trong đó có tình trạng khát nước. Sự mất nước thường xảy ra trước khi cơ thể cảm thấy khát. Những đối tượng như trẻ em, người cao tuổi càng khó khăn trong việc nhận ra dấu hiệu không điều hòa lượng nước trong cơ thể, nên việc bổ sung nước thường xuyên cho những đối tượng này vô cùng cần thiết.

Từ những phân tích trên, bạn đã thấy rõ tầm quan trọng của việc uống đúng và uống đủ nước chưa? Đơn giản nhất bạn có thể hiểu thế này, cơ thể bạn cần nước để tồn tại, nhưng lượng nước bổ sung từ nguồn thực phẩm chưa đáp ứng nhu cầu tối thiểu của cơ thể nên bạn phải bắt buộc phải uống thêm nước mỗi ngày.

Nước chính là nhu cầu thiết yếu mỗi ngày của cơ thể

Hành trình của nước trong cơ thể bạn

Thật ra, nước cũng đi theo con đường của thức ăn nhưng chu trình chuyển hóa nước có những khác biệt. Cụ thể như sau:

  • Sau khi uống, nước sẽ đi đến dạ dày và được hấp thụ trong đường tiêu hóa. Sau đó, nó đi vào hệ thống mạch máu, đến các khoảng gian bào (Interstitial space) rồi được vận chuyển đến mọi tế bào. Nước nội bào chiếm đến 65% tổng lượng nước trong cơ thể.
  • Từ dạ dày, nước được hấp thụ phần lớn ở ruột non, tá tràng và hỗng tràng, phần còn lại được hấp thụ trong dạ dày và ruột kết (ruột già): ruột non hấp thụ khoảng 6,5L / ngày và ruột già hấp thụ xấp xỉ 1,3L / ngày. Lượng nước này bao gồm nước trong thức ăn, đồ uống nạp vào cơ thể hằng ngày, nước nội sinh được tiết ra từ tuyến nước bọt, dạ dày, tuyến tụy, gan và ruột non. Quá trình hấp thụ diễn ra rất nhanh chóng: một nghiên cứu của Peronnel và cộng sự vào năm 2012 cho thấy, nước xuất hiện trong huyết tương và tế bào máu sau khi uống 5 phút.
  • Nước đi từ lòng ruột vào huyết tương chủ yếu bằng vận chuyển thụ động, được điều chỉnh bởi độ thẩm thấu. Các phân tử nước sẽ được phân phối khắp cơ thể nhờ sự lưu thông của máu đến dịch kẽ và các tế bào.
  • Nước di chuyển tự do trong khoảng kẽ (khoảng gian bào) và đi qua màng tế bào thông qua hệ thống ống dẫn nước cho các tế bào, gọi là “kênh nước” (aquaporin).
  • Sau khi trải qua các quá trình sinh hóa trong cơ thể, nước được đưa đến hệ bài tiết để thải ra ngoài cùng với các chất dư thừa trong cơ thể.

Hành trình của nước đến các tế bào

 

Như vậy có thể thấy nước đi vào cơ thể được hấp thụ phần lớn ở hệ tiêu hóa. Uống đủ nước mỗi ngày giúp các cơ quan trong cơ thể được cung cấp đủ nước để luôn hoạt động hiệu quả. Ngược lại, nếu bạn uống quá nhiều nước mỗi ngày thì các cơ quan hấp thụ nước sẽ phải làm việc rất vất vả. 

Kết luận

Không quan trọng bạn ăn một bữa thịnh soạn hay uống một ly nước tinh khiết, mọi thứ vẫn được xử lý theo cùng một chu trình được lập trình sẵn. Trong đó, nước chiếm phần lớn và có tác động lớn trong chu trình đó. Nước được lưu trữ cả trong và ngoài tế bào giúp chuyển hóa dinh dưỡng, lọc chất thải, điều hòa nhiệt độ cơ thể, gửi thông điệp lên não và bôi trơn các bộ phận bên trong cơ thể.

Từ việc hiểu rõ về chu trình của nước, bạn nên rèn luyện thói quen uống nước đúng cách để không tạo thêm áp lực cho những bộ phận khác bên trong cơ thể nhé. Còn uống nước thế nào là đúng cách thì The Water MAN đã chuyển tải thông qua series 12 bài, bạn có thể bắt đầu bằng bài viết: “3 phút để hiểu về Nhà đồng hành của bạn”.

>>> Xem thêm: 3 phút để hiểu về Người đồng hành của bạn (Mở đầu)

Nguồn tham khảo:

  • Shaffer EA and Thomson ABR. (1994). First principles of gastroenterology: the basis of disease and an approach to management. Canadian Association of Gastroenterology; Astra Pharma Inc.
  • Zhang EB, Sitrin MD, Balack DB. (1996) Intestinal water and electrolyte transport. In: Gastrointestinal, Hepatobilliary, and Nutritional Physiology. 1st ed. Philadelphia: Lippincott,Raven, 91-118.
  • Peronnet F, Mignault D, du SP, Vergne S, Le BL, Jimenez L, Rabasa-Lhoret R. (2012) Pharmacokinetic analysis of absorption, distribution and disappearance of ingested water labeled with D(2)O in humans. Eur J Appl Physiol. 112:2213-2222.
  • Hydration for health