Xin chào! The Water MAN đã trở lại với các bạn đây. 

Ở bài viết trước, chúng ta đã tìm hiểu tư thế “đúng” để uống nước và những lợi ích đi kèm. Bên cạnh đó, bạn cũng biết thêm được nhiều tư thế không phù hợp và những tác hại của chúng. 

Hôm nay, The Water MAN sẽ chia sẻ với các bạn một chủ đề cũng thú vị và hữu ích không kém, đó là về nhiệt độ của nước. Nhiệt độ nước uống khác nhau sẽ có tác động rất khác đến sức khỏe con người đấy. Vậy, chúng có ảnh hưởng thế nào đối với chúng ta? Hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!

Nhiệt độ nước

Nhiệt độ nước khác nhau có tác động khác nhau đến sức khỏe con người

Những tác động khác nhau của nhiệt độ nước

Tùy vào thời tiết hoặc thậm chí là vào những thời điểm khác nhau trong cùng một ngày, chúng ta sẽ có xu hướng uống nước với nhiệt độ khác nhau. Những khi nắng nóng hoặc đang cảm thấy quá khát, bạn sẽ thường chọn uống nước đá hoặc nước lạnh phải không nào? Còn khi trời lạnh hoặc bị ốm, chúng ta sẽ thiên về uống nước ấm hơn. 

Đó là thói quen và cũng là cách uống nước theo cảm tính thông thường. Vậy nhưng, nhiệt độ nước khác nhau thực sự sẽ có tác động khác nhau đấy. Vậy, sự khác nhau này cụ thể là như thế nào?

Nước lạnh ( từ 2 đến 10° C)

 Nước trong khoảng từ 2 đến 10° C còn được gọi là nước lạnh. Nếu nước lạnh như thế này vào cơ thể bạn, sẽ làm cho các mạch máu ở trên bề mặt trong miệng, thực quản và dạ dày bị co lại một cách nhanh chóng. Điều này làm chậm sự lưu thông máu cục bộ trong cơ thể. Từ đó khiến cho các chức năng tiêu hóa và hấp thu bị ảnh hưởng, gây ra các tác động không tốt cho sức khỏe.

Nước lạnh từ 2 đến 10° C làm các mạch máu trong miệng, thực quản, dạ dày bị co lại

Nước lạnh từ 2 đến 10° C làm các mạch máu trong miệng, thực quản, dạ dày bị co lại

Nước mát (từ 20 đến 30° C)

Nước mát là nước ở trong khoảng nhiệt độ từ 20 đến 30° C. Nước ở nhiệt độ này được coi là thực sự thích hợp để uống nhất. Lý do là vì nước mát không gây kích thích đường tiêu hóa và không ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa sau khi uống. Khi uống nước ở nhiệt độ này, bạn vừa có thể giải khát lại không gây ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của cơ thể. 

Nước mát được cho là thích hợp để uống nhất

Nước mát được cho là thích hợp để uống nhất

Nước ấm (từ 40 đến 50° C)

Uống nước ấm trong khoảng từ 40 đến 50° C cũng sẽ có một số lợi ích cho sức khỏe của bạn. Nước ấm có thể giúp thúc đẩy lưu thông máu, giảm đau thần kinh (như đau nửa đầu), có lợi cho việc tiêu hóa. Ngoài ra, nước ấm còn có thể làm giảm đau bụng kinh.

Nước ấm

Nước ấm giúp lưu thông máu, làm giảm đau bụng kinh

Nước nóng (từ 70-80° C)

Các bạn có biết rằng các tế bào biểu mô trên bề mặt thực quản mỏng manh hơn nhiều so với khoang miệng hay không? Do đó, khi chúng ta uống nước quá nóng, dù bạn nghĩ rằng mình vẫn cố gắng uống được, nhưng khi vào trong cơ thể sẽ làm cho thực quản bị tổn thương đấy. Thức uống nóng trên 65° C đều bị Tổ chức Y tế Thế giới và Cơ quan Ung thư Quốc cho rằng sẽ làm tăng nguy cơ ung thư thực quản. Vậy nên, bạn tuyệt đối đừng uống nước ở khoảng nhiệt độ này nhé!

Nước nóng

Uống nước quá nóng có thể làm tăng nguy cơ ung thư thực quản

Bạn có đang uống nước ở nhiệt độ phù hợp?

Uống nước lạnh có nhiều tác hại hơn bạn nghĩ

Nước lạnh có vẻ là một loại đồ uống khá phổ biến và được nhiều người ưu ái. Tuy nhiên, bên ngoài cảm giác thoải mái mang lại ban đầu đó, nước lạnh có không ít ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Vậy, những tác hại đó là gì?

Nước lạnh được xem là kẻ thù của những ai bị ê buốt răng

Nếu bạn đang phải chịu đựng chứng ê buốt răng, thì nước lạnh sẽ làm mọi thứ trở nên tệ hơn. Bạn sẽ phải trải qua cảm giác cực kỳ tồi tệ nếu uống nước lạnh lúc này đấy. Sự lựa chọn tốt hơn cho bạn trong trường hợp này là nước ấm hoặc nước ở nhiệt độ phòng nhé.

Uống nước lạnh làm cho các triệu chứng ê buốt răng trở nên trầm trọng hơn

Uống nước lạnh làm cho các triệu chứng ê buốt răng trở nên trầm trọng hơn

Nước lạnh không tốt cho người thường xuyên bị đau đầu

Đau đầu hay đau nửa đầu là những cơn đau vô cùng khó chịu mà không ai muốn gặp phải. Tuy nhiên, nếu chẳng may bạn đang thường xuyên có những cơn đau này, hãy loại nước lạnh là khỏi danh sách đồ uống. Nước lạnh sẽ kích thích đột ngột các dây thần kinh, gây ảnh hưởng đến não bộ. Từ đó, có thể làm nặng thêm cơn đau đầu của bạn.

Nước lạnh gây mất nước, rối loạn tiêu hóa

Hoạt động hấp thụ chất dinh dưỡng của hệ tiêu hóa là để tạo ra năng lượng cho cơ thể. Uống nước lạnh có thể làm hạn chế hoạt động này của hệ tiêu hóa. Từ đó có thể dẫn đến mất nước. Ngoài ra, nước có nhiệt độ lạnh sẽ làm các mạch máu co lại, cản trở quá trình tiêu hóa hoạt động đúng. Những triệu chứng thường gặp của vấn đề này khi uống nước lạnh là đau bụng, buồn nôn, khó chịu dạ dày, táo bón.

Uống nước lạnh có thể làm suy yếu hệ miễn dịch

Ngay sau bữa ăn, nếu bạn uống nước lạnh sẽ không phải là một ý hay. Nó có thể tạo ra chất nhầy dư thừa bên trong cơ thể,làm giảm chức năng của hệ thống miễn dịch. Từ đó khiến bạn dễ bị bệnh hơn. Các vấn đề thường gặp do uống nước lạnh có thể kể đến như: sổ mũi, ho, cảm lạnh, đau họng...

Nước lạnh có thể gây tích tụ chất béo trong cơ thể

Nhiệt độ lạnh của nước khiến chất béo trong cơ thể cứng lại và tắc nghẽn. Do đó khiến cơ thể khó đốt cháy chúng hơn, dẫn đến tăng cân. Đây chắc hẳn là một thông tin mà những người đang muốn giảm cân hoặc luôn chú trọng đến vóc dáng của mình phải để tâm đúng không nào? Một trong những việc để có được thân hình vạn người mơ ước là không uống nước ở nhiệt độ lạnh. Quá đơn giản phải không?

Uống nước lạnh gây tích tụ chất béo, dẫn đến thừa cân

Uống nước lạnh gây tích tụ chất béo, dẫn đến thừa cân

Uống nước lạnh làm cơ thể bị giảm năng lượng

Khi bạn uống nước lạnh, cơ thể phải sử dụng thêm năng lượng để làm nóng nguồn nước ấy. Do đó, sẽ làm cho cơ thể bạn bị cạn kiệt năng lượng. Do đó, đừng để cảm giác có thể mát mẻ, sảng khoái ban đầu khi uống nước lạnh đánh lừa bạn nhé. Nó có thể khiến cơ thể trở nên mệt mỏi, uể oải một cách nhanh chóng đấy.

Uống nước ấm có những lợi ích gì?

Nước lạnh tuy đem lại cảm giác đã khát tức thì nhưng lại kèm theo không ít ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Nước ấm được cho là có nhiều tác dụng tốt hơn cho người uống. Vậy, hãy cùng tìm hiểu xem, uống nước ấm có những lợi ích gì nào.

Nước ấm có tác động tốt đến làn da

Đây chắc hẳn là một tác dụng của nước ấm mà rất nhiều chị em phụ nữ quan tâm. Đó là nước ấm giúp ngăn ngừa lão hóa sớm cho da, giúp giữ ẩm da và giảm mụn.

Một trong những nguyên nhân thúc đẩy quá trình lão hóa da diễn ra nhanh hơn la do chất độc tích tụ trong cơ thể. Uống nước ấm sẽ  giúp cơ thể loại bỏ độc tố ra bên ngoài, tái tạo các tế bào da. Từ đó, giúp da săn chắc hơn, giảm tình trạng da nhăn và chảy xệ, hạn chế sự lão hóa sớm của da.

Uống nước ấm thường xuyên còn là một trong những yếu tố giúp làn da luôn ẩm mượt và mềm mại. Ngoài ra, nước ấm còn cải thiện tuần hoàn máu. Từ đó giúp cho làn da của bạn luôn hồng hào và rạng rỡ.

Như The Water MAN đã chia sẻ với bạn ở trên, uống nước lạnh thường xuyên sẽ gây tổn hại vùng cổ họng, kéo theo hàng loạt vấn đề về sức khỏe. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến da dễ bị stress và dẫn đến nổi mụn. Khi uống nước ấm, bạn sẽ không còn phải lo ngại về vấn đề này. Nước ấm góp phần giúp làm sạch cơ thể, loại bỏ các tác nhân gây nhiễm trùng. Từ đó làm hạn chế sự xuất hiện của mụn. 

Nếu da bạn bị mụn thì uống nước ấm là một lựa chọn sáng suốt đấy

Nếu da bạn bị mụn thì uống nước ấm là một lựa chọn sáng suốt đấy

Vậy, nếu bạn muốn có một làn da tươi trẻ, hồng hào, mịn màng và không có sự xuất hiện của lũ mụn đáng ghét, hãy thường xuyên uống nước ấm nhé.

Uống nước ấm tốt cho mái tóc của bạn

Bên cạnh làn da, nước ấm cũng có nhiều ảnh hưởng lớn đến mái tóc. 

Nước ấm giúp kích thích hoạt động của các chân tóc. Nhờ đó, sẽ đem đến sự mượt mà, chắc khỏe cho tóc. 

Ngoài ra, nhiệt độ của nước ấm còn làm tăng tốc độ phát triển của nang tóc. Nếu bạn thường xuyên uống nước ấm mỗi ngày, tóc của bạn sẽ nhanh dài hơn trông thấy đấy.

Nước ấm tốt cho mái tóc của bạn

Nước ấm tốt cho mái tóc của bạn

Nước ấm giúp cải thiện hệ tiêu hóa, giảm táo bón

Uống nước ấm giúp cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa. Nước ấm giúp giải quyết tình trạng chất béo, dầu mỡ đông đặc, tích tụ lại trong cơ thể. Khi nước ấm đi qua dạ dày và ruột, các chất thải được loại bỏ nhanh hơn. Từ đó góp phần thúc đẩy hoạt động của cơ quan tiêu hóa.

Táo bón là một tình trạng khá nhiều người gặp phải. Đây là triệu chứng xảy ra khi hệ tiêu hóa gặp vấn đề, nhu động ruột hoạt động kém hiệu quả. Khi nước ấm đi vào trong cơ thể, ruột sẽ thực hiện  co bóp và loại bỏ các chất thải cũ ra bên ngoài. Do đó, uống nước ấm thường xuyên là một cách thúc đẩy hoạt động của đường ruột, làm hạn chế tình trạng táo bón. 

Nước ấm giúp cải thiện lưu thông máu, giảm đau bụng trong ngày “đèn đỏ”

Nước ấm giúp kích thích máu lưu thông tuần hoàn khắp cơ thể. Từ đó giúp làm giảm nhiều triệu chứng đau, trong đó có đau bụng kinh. Ngoài ra, nước ấm còn giúp hạn chế hiện tượng chuột rút do nước ấm có tác động cải thiện tuần hoàn mao mạch, làm thư giãn các nhóm cơ.

Uống nước ấm giúp làm giảm đau bụng kinh

Uống nước ấm giúp làm giảm đau bụng kinh

Nước ấm giúp giải độc cho cơ thể

Khi nước ấm đi vào người, nhiệt độ cơ thể cũng sẽ tăng lên. Từ đó làm cho tuyến mồ hôi sẽ thoát ra ngoài. Việc đổ mồ hôi là cách để giải nhiệt cho cơ thể, hạn chế sự tích tụ mầm bệnh.

Nước ấm giúp giảm cân

Một trong những tác dụng “thần kỳ” khác của nước ấm là giúp bạn giảm cân. Nước ấm làm tăng nhiệt độ trong cơ thể, từ đó gia tăng tỷ lệ trao đổi chất. Việc này giúp cơ thể đốt cháy nhiều năng lượng hơn trong ngày. Bên cạnh đó, nước ấm khi đi vào bên trong cơ thể sẽ làm phá vỡ các mô mỡ tích tụ lâu ngày. Từ đó, sẽ giúp bạn giảm cân dễ dàng và nhanh chóng hơn.

>>> Đọc thêm: Thời điểm phù hợp để uống nước (Phần 6)

Lời nhắn của The Water MAN

Như đã hứa ở phần mở đầu, the Water MAN đã bật mí với các bạn những “bí mật” về nhiệt độ của nước. Bạn nhớ chọn uống nước ở nhiệt độ thích hợp để đảm bảo sức khỏe của bản thân nhé. Ngoài ra, đừng quên chia sẻ những thông tin hữu ích này đến người thân, bạn bè để tất cả mọi người cùng biết cách bảo vệ sức khỏe của mình.

Cảm ơn các bạn đã đồng hành. Hãy tiếp tục chờ đón những bài viết đầy thú vị tiếp theo của chủ đề Uống Đúng nhé!

>>> Phương pháp uống nước đúng cách cho từng đối tượng (Phần 9)