-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Nóng trong người nên và không nên uống gì?
08/08/2023
Nóng trong người là triệu chứng cảnh báo cơ thể bạn đang bị tích tụ quá nhiều độc tố, gây rối loạn hệ tiêu hóa, nội tiết tố…. Vậy nóng trong người nên và không nên uống gì? Nội dung này sẽ được tổng hợp đầy đủ và chi tiết trong bài viết sau đây.
Nóng trong người có biểu hiện như thế nào?
Nóng trong người là tình trạng nhiệt độ bên trong cơ thể tăng cao hơn bên ngoài khá nhiều. Nguyên nhân thường xuất phát từ việc thay đổi nội tiết tố hoặc ảnh hưởng từ thói quen sinh hoạt và ăn uống thiếu lành mạnh. Một số biểu hiện thường thấy của tình trạng này là nổi mụn, xuất hiện quầng thâm, hơi thở có mùi, nước tiểu vàng…
Khi bị nóng ở trong người, bệnh nhân cần tìm mọi cách để hạ nhiệt cơ thể. Bởi nếu để nó kéo dài, cơ thể rất dễ bị nhiễm khuẩn, suy yếu hệ miễn dịch, nhiễm trùng đường tiêu hóa, mất nước do rối loạn chất điện giải…. Nghiêm trọng hơn, bệnh nhân còn dễ bị chảy máu cam, xuất huyết dưới da, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Các loại nước người bị nóng trong người nên uống
Khi bị nóng trong người, người bệnh nên chú trọng sử dụng các loại đồ uống thanh nhiệt, giải độc. Sau đây là một số gợi ý đồ uống mà bạn nên dùng.
Nha đam đường phèn
Một trong những món đồ uống có tác dụng thanh nhiệt, giải độc tốt nhất. Bên cạnh tác dụng về sức khỏe, món nước còn ghi điểm bởi cách chế biến đơn giản, hương vị thơm ngon dễ uống. Bạn chỉ việc sơ chế sạch nha đam, cạo lấy lớp thịt bên trong và cắt thành hạt lựu. Sau đó, ngâm và rửa sạch nha đam với nước muối để loại bỏ phần nhớt. Nha đam nấu cùng lá dứa, đường, nước cốt chanh đến khi hòa quyện vào nhau. Cuối cùng, cho thêm đá vào uống để giải nhiệt mùa hè.
Trà bí đao
Nếu bị nóng trong người, hãy thử ngay món trà bí đao thơm ngon, lạ miệng. Nước trà được xem là “thần dược” có tác dụng thải độc, giải nhiệt và bồi bổ sức khỏe gan thận. Khi nấu, bí đao phải được cắt thành từng khúc nhỏ, đun sôi cùng 2 lít nước, la hán quả và hạt chia. Liều lượng được tùy chỉnh theo số lượng nước bạn muốn nấu. Đun sôi trong vòng 1.5 đến 2 giờ để các tinh chất trong quả hòa quyện vào nhau. Khi uống, pha nước này với một ít nước lọc theo tỷ lệ 1:3 và thưởng thức.
Trà gạo lứt rang
Gạo lứt chứa hàm lượng tinh bột, chất béo, khoáng chất, vitamin nhóm B có tác dụng giúp cơ thể đào thải độc tố tối ưu. Bên cạnh tác dụng giảm nóng trong, gạo lứt còn được dùng cho người bị bệnh tim mạch, huyết áp, mỡ máu… Người dùng hãy rang gạo lứt lên, sau đó đun sôi nước đến khi hạt gạo nở bung ra. Cuối cùng, cho thêm chút muối để giúp trà có hương vị đậm đà hơn. Rót ra tùng chai nhỏ và cất vào tủ lạnh để chắt lấy nước uống.
Nước rau dền
Rau dền có tính mát, giúp giải độc, hạ nhiệt và hỗ trợ điều hòa nhiệt độ cơ thể cực tốt. Hàm lượng sắt trong rau dền cao gấp nhiều lần cải bó xôi, giúp tuần hoàn máu tốt hơn, làm giảm áp lực lên hệ tim mạch. Rau dền có thể sử dụng để nấu canh hoặc xay nhuyễn để uống đều rất tuyệt. Tuy nhiên, người đang mang thai và người đang bị tiêu chảy không nên uống loại nước này.
Nước chanh
Nước chanh có chứa lượng lớn vitamin C có tác dụng hạ nhiệt tốt. Hoạt chất flavonoid hỗ trợ kháng viêm, ngăn cản sự tăng sinh phát triển của ổ viêm, giảm tăng nhiệt độ hiệu quả. Ngoài ra, nước chanh còn có tác dụng giúp cơ thể luôn mạnh khỏe, dẻo dai. Các chuyên gia khuyên rằng mỗi ngày bạn nên bổ sung một cốc nước chanh, nhất là vào mùa hè nóng nực. Nó sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái, tự tin tỏa sáng.
Trà hoa atiso
Hoa atiso có tác dụng kích thích tiêu hóa, lợi tiểu, hỗ trợ thải bỏ các chất gây hại cho gan. Nhờ vậy mà uống trà hoa atiso sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, giúp giảm thân nhiệt, hạ sốt. Một tách trà atiso mỗi ngày luôn là khởi đầu thật tuyệt cho những ai bị nóng trong người.
Bị nóng trong người không nên uống gì?
Nếu bạn đang bị nóng trong người, có một số loại đồ uống nên hạn chế sử dụng. Có thể kể đến như:
Nước có gas dễ gây mất nước và ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
Nước tăng lực có thể giúp cơ thể của bạn lấy lại năng lượng nhanh chóng nhưng nó lại khiến người dùng đối mặt với nguy cơ mất nước nhiều hơn.
Uống nước đá nhiều dễ dẫn đến tình trạng co thắt ruột, dạ dày, đau bụng cấp.
Trà và cà phê chứa hàm lượng cafein cao khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao lên. Hơn nữa, hoạt chất này còn khiến bạn gặp phải tình trạng khó ngủ, lão hóa da….
Nước ép đóng chai chứa nhiều đường giúp tăng năng lượng tốt nhưng cũng dễ khiến cơ thể mất sức nhanh chóng. Vì thế, bạn nên hạn chế uống các loại nước này.
Trên đây là thông tin một số loại nước nên và không nên uống dành cho người bị nóng trong. Hy vọng rằng vói những chia sẻ này, người dùng có thể biết cách giữ gìn sức khỏe mình thật tốt. Hãy lan tỏa kiến thức hữu ích này cho bạn bè và người thân được biết nhé!
>>> Đọc thêm: Đọc ngay bài viết dưới đây nếu bạn là “fan cuồng” của nước ngọt có ga