Vừa dễ mua, giá rẻ lại phù hợp với nhiều mục đích sử dụng nên chanh thường trực trong mỗi gia đình. Chanh được sử dụng để làm sạch thực phẩm, tạo vị chua cho nước chấm, dùng để pha chế đồ uống và vô vàn những công năng khác. Nhiều người vẫn duy trì thói quen uống nước chanh ấm vào mỗi buổi sáng để đánh thức năng lượng bên trong cũng như hỗ trợ thanh lọc, đào thải độc tố ra khỏi cơ thể. Vậy với mẹ bầu, duy trì thói quen uống nước chanh đều đặn có tốt không? Bà bầu nên uống nước chanh thế nào để cả mẹ và bé đều khỏe.

Theo chân The Water MAN khám phá điều này nhé.

Quả chanh rất giàu dinh dưỡng

The Water MAN đã có khá nhiều bài viết bàn luận về thành phần của chanh. Dù trái này có kích thước nhỏ nhưng nguồn vitamin lại vô cùng dồi dào. Sử dụng chanh dưới mọi hình thức là cách giúp bạn bổ sung nguồn vitamin C, chất chống oxy hóa và khoáng chất dồi dào cho cơ thể. Dù thuộc nhóm nào thì chanh ta, chanh thái, chanh không hạt, chanh hồng đều chứa hàm lượng dinh dưỡng ổn định và có những đặc trưng riêng.

Ước tính trong một trái chanh tươi với trọng lượng 67gr chứa khoảng 20 cal, 7g tinh bột, 0.5g chất đạm, 0.1g chất béo, 1.9g chất xơ, 2% sắt, 22% vitamin C, 2% canxi, 2% vitamin B6, 2% thiamine, 1% kali (Tính theo giá trị dinh dưỡng khuyến cáo hàng ngày).

Chanh chứa nhiều vitamin C

Chỉ một lượng nhỏ nước cốt chanh có thể cung cấp đủ vitamin, khoáng chất, dinh dưỡng mỗi ngày. Tinh dầu chanh xua tan cơn buồn nôn hiệu quả đối với mẹ bầu. Nhưng không vì những lý do trên mà mẹ bầu có thể tùy tiện sử dụng chanh với lượng lớn trong thời gian dài. Nếu lạm dụng trong thai kỳ, mẹ bầu có nguy cơ bị trào ngược, ợ hơi, hư hỏng men răng và một số bệnh lý liên quan khác.

Nước chanh có tốt cho mẹ bầu

Tất nhiên, câu trả lời là CÓ. Nguồn dinh dưỡng từ chanh tuyệt vời như vậy nên không lý do gì các mẹ kiêng khem khi mang thai. Nguồn dinh dưỡng kể trên tốt cho sự phát triển của mẹ và thai nhi. Nhất là vitamin C. 

Lợi ích của nước chanh với bà bầu

Có khá nhiều lợi ích để mẹ bầu uống nước chanh đều đặn suốt thai kỳ

Giảm ốm nghén

Cơ thể mẹ trở nên nhạy cảm suốt thai kỳ, nhất là 3 tháng đầu tiên. Nhiều mẹ bị cơn ốm nghén làm khó chịu . Họ xua tan điều đó bằng việc sử dụng chanh. Trên thực tế, hầu như chưa có một công trình nào khẳng định hiệu quả giảm ốm nghén của chanh. Tuy nhiên, chanh lại hỗ trợ thanh lọc, giải độc, ngăn ngừa tắc nghẽn và làm sạch răng miệng hiệu quả. 

Chanh chứa nhiều vitamin C giảm ốm nghén hiệu quả

Giảm chân sưng phù

Sưng chân là hiện tượng khá nhiều mẹ bầu gặp phải trong thai kỳ. Phù nề sinh ra những cơn đau và khó chịu khi di chuyển. Tình trạng phù nề trầm trọng hơn ở những tháng cuối thai kỳ. Để hạn chế điều này, mẹ có thể tự pha nước chanh ấm để uống vào mỗi buổi sáng. Loại đồ uống này vừa giúp giảm phù nề vừa giúp mẹ có một tinh thần thoải mái nhất để bắt đầu một ngày mới.

Điều trị táo bón

Táo bón trở thành nỗi sợ của nhiều chị em khi mang thai. Việc bổ sung một lượng nước chanh vừa phải mỗi ngày sẽ giúp mẹ giải quyết được điều đó. Chanh và tinh chất trong loại quả này kích thích gan và tăng sự phận động cho cơ ruột. Nhờ đó, cặn bã lẫn độc tố được giải phóng khỏi cơ thể mẹ. 

Tăng cường sức đề kháng

Vitamin chính là thành phần giúp tăng cường đề kháng. Uống nước chanh ấm thường xuyên là cách giúp mẹ ngừa cảm, cúm, sốt. Mẹ có thể pha nước chanh cùng một ít mật ong. Uống loại nước này tốt cho cả mẹ và bé.

Chanh chứa nhiều vitamin Cgiúp mẹ bổ sung năng lượng

Mẹ bầu nên lưu ý gì khi uống nước chanh?

Nước chanh mang lại nhiều lợi ích cho mẹ bầu. Tuy nhiên, với những mẹ đang gặp vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa, dạ dày, ợ hơi nên hạn chế nước chanh. Nếu uống chỉ sử dụng một lượng nhỏ, pha loãng với nước tinh khiết. Các mẹ bị tăng đường huyết cũng nên cân nhắc trước khi sử dụng.

Uống quá nhiều nước chanh trong thai kì có thể khiến chất lượng men răng giảm đi. Điều này không khó giải thích vì chanh có tính axit. Để hạn chế những ảnh hưởng răng miệng, sau mỗi lần uống nước chanh, bạn nên rúc miệng và làm sạch trước khi tiến hành những thao tác khác. 

Nước quá nóng có thể ảnh hưởng tới thành phần trong chanh. Vì vậy, các mẹ nên pha nước chanh bằng nước ấm thay vì nước sôi. Không ưu tiên uống chanh khi bụng đói. Không uống nước chanh quá đậm đặc. Nếu uống nhiều nước chanh trong khoảng thời gian dài có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Đấy là chưa kể tình trạng ợ hơi, trào ngược do nồng độ acid citric tạo ra trong quá trình uống nước chanh khiến mẹ khó chịu.

Ợ hơi có thể xảy ra khi mẹ uống nhiều nước chanh trong thai kì

>>> Uống nước gì giúp mẹ bầu dứt điểm cơn ốm nghén khó chịu?

Hướng dẫn pha nước chanh cho mẹ bầu

Nước chanh đường hoặc nước chanh mật ong

Nguyên liệu cần có: 1 trái chanh, 30ml mật ong, 100ml nước tinh khiết hoặc nước khoáng. Sau đó, tiến hành lần lượt những bước sau: 
  • Cắt trái chanh làm hai, một nửa thái lát, 1 nửa vắt lấy nước cốt. 

  • Hòa tan cốt chanh cùng nước ấm.

  • Thêm mật ong (bạn có thể thay thế bằng một chút đường)

Nước chanh mật ong

Nước chanh gừng

Nguyên liệu cần có: 1 trái chanh tươi, 1 nhánh nhỏ dừng tươi, 20ml mật ong, 100ml nước tinh khiết. Bạn tiến hành lần lượt các bước sau:
  • Rửa sạch gừng, thái lát và nướng sơ qua.

  • Cắt chanh làm hai, một nửa vắt lấy cốt, một nửa thái lát.

  • Cho các nguyên liệu gồm gừng, chanh lát, cốt chanh, mật ong vào phần nước thủy tinh đã chuẩn bị. Thế là đã có thể thưởng thức thôi.

Nước chanh gừng

Kết luận 

Nước chanh có tốt cho mẹ bầu? Tất nhiên câu trả lời là có. Muốn tăng hiệu quả sử dụng, các mẹ có thể tham khảo và thực hiện theo những lưu ý The Water MAN đã nhắc tới. Và tất nhiên, thai kì sẽ tốt, mẹ và bé sẽ khỏe nếu mẹ duy trì một chế độ dinh dưỡng cân đối, đa dạng. Ngoài nước chanh, các mẹ có thể tham khảo và uống thêm những loại nước kháng, ví dụ như nước ép, trái khoáng, nước kiềm...

>>> Đọc thêm: Sự quan trọng của nước trong quá trình mang thai của mẹ (Phần 1)