Nước nhiễm phèn với vị chua, mùi hôi, tanh hay có váng là nỗi ám cảnh đối với nhiều người dân. Vậy nước nhiễm phèn là gì? Nước nhiễm phèn có tác hại như thế nào? Làm sao để nhận diện nguồn nước bị nhiễm phèn và cách giải quyết vấn đề này? Hãy để The Water MAN hướng dẫn bạn nhé!

Nước nhiễm phèn là gì?

Nước nhiễm phèn là cụm từ để diễn tả một loại nước bị ô nhiễm. Nguyên nhân gây nhiễm phèn được phân làm 2 loại chính:

  • Do đặc tính thổ nhưỡng: điều này thường xảy ra ở các vùng đồng bằng. Phèn được tạo thành từ các anion sunfat SO4-2 và cation của 2 kim loại có hoá trị khác nhau là các muối kép với cấu tạo tinh thể đồng hình 8 mặt. Khi hàm lượng anion sunfat trong nước quá cao sẽ gây ra tình trạng nguồn nước nhà bạn bị nhiễm phèn.

  • Nguồn nước bị ô nhiễm: ô nhiễm nước đã tác động nghiêm trọng đến tầng nước ngầm dẫn đến giảm chất lượng nước và tăng khả năng nhiễm các tạp chất độc hại như amoni, asen, nitrit, H2S, chì, ... 

Nước nhiễm phèn thường ngả vàng, mùi tanh nồng khó chịu(Nước nhiễm phèn thường ngả vàng, đi kèm mùi tanh nồng khó chịu)

Nhận biết nước nhiễm phèn

Phát hiện và xử lý nguồn nước ô nhiễm sẽ mang lại lợi ích lớn tới sức khỏe, tuổi thọ của bạn và những người xung quanh. Bạn có thể dễ dàng nhận biết nguồn nước của mình đang có vấn đề bằng cảm quan thông thường.

  • Thứ nhất, nguồn nước bị nhiễm phèn sẽ ngả vàng đục, ngửi có mùi tanh, nếm có vị chua.

  • Thứ hai, khi giặt áo quần bằng nguồn nước phèn sẽ làm cho đồ của chúng ta bị ố vàng.

  • Thứ ba, khi dùng nước phèn để tắm, sinh hoạt thì bạn sẽ cảm nhận được da mình bị khô dần, phồng rộp thậm chí là tróc vảy.

Giặt bằng nước nhiễm phèn, áo quần nhanh ố vàng và hư hỏng

(Cặn kim loại trong nước nhiễm phèn sẽ làm giảm tuổi thọ của áo quần gia đình bạn!

Bạn cũng có thể dùng các công cụ đo để xác định chất lượng nguồn nước. Thông thường, nước sinh hoạt sẽ có pH từ 6,5 - 8,5. Nước nhiễm phèn có pH nằm ngoài khoảng này, tùy thuộc vào thành phần chất trong nước mà nước phèn sẽ có tính acid hoặc bazo. Bạn có thể kiểm tra chỉ số này bằng các công cụ đo pH.

Trên đây là cách thông thường và dễ thực hiện giúp chúng ta xác định được nguồn nước nhiễm phèn hay không. Nếu bạn còn nghi ngờ, hãy mang mẫu nước của mình tới những cơ quan chức năng để thẩm định.

Tác hại của nước phèn

Sử dụng nước nhiễm phèn trong một khoảng thời gian kéo dài, không chỉ làm đồ đạc xung quanh nhanh hư hỏng mà quan trọng hơn, nó còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của bạn.

Hậu quả của việc sử dụng nước nhiễm phèn

(Sử dụng nước nhiễm phèn có thể gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm cho cơ thể)

Đối với những vật dụng trong nhà, nước phèn sẽ ăn mòn, làm hư những đồ vật chứa đựng hay những thiết bị truyền dẫn nó, làm cho tuổi thọ của chúng giảm nhanh.

Đối với thực vật, nước phèn là loại nước “xấu” nên thực vật cũng không hấp thu được những thành phần trong nước. Cây cối, hoa màu khi tiếp xúc một thời gian với nguồn nước phèn, chúng sẽ mất dần sức đề kháng, giảm sức sống, sâu bệnh và chết.

Nghiêm trọng hơn cả, nước phèn chính là tác nhân lớn gây nên những vấn đề sức khỏe của con người. Nếu dùng chúng trong sinh hoạt, ăn uống sẽ làm giảm đi quá trình vận động của hệ tiêu hóa, gây rối loạn đường ruột, gây khó tiêu, loét dạ dày, da tróc vảy, thậm chí là ung thư.

Giải pháp cho bạn

Nếu bạn đang trong tình trạng bất đắc dĩ phải “sống chung với phèn” thì bạn nên có những thay đổi trong sinh hoạt để bảo vệ sức khỏe chính mình và những người xung quanh.

  • Thay đổi nguồn nước trong ăn uống

Đây chắc chắn là điều đầu tiên mà bạn nên nghĩ tới nếu bạn đang sống chung với “nước phèn”. Các loại nước suối, nước đóng bình của các thương hiệu uy tín sẽ đem lại nguồn nước ăn uống hợp vệ sinh cho gia đình.

Nước tinh khiết Lavie

(Sử dụng nước đóng bình/chai là phương pháp thay thế nước nhiễm phèn hiệu quả)

  • Mua ngay cho mình một máy lọc nước

Hiện trên thị trường có rất nhiều sản phẩm làm sạch nước, có chức năng loại bỏ những thành phần độc hại trong nước. Nhiều thiết bị được sản xuất ra dùng để xử lý nước nhiễm phèn nhiễm mặn, nó còn có thể lọc bỏ mangan và hầu hết những thành phần kim loại nặng tồn tại trong mạch nước ngầm.

Bạn có thể tin dùng sản phẩm máy lọc nước thương hiệu Coway chẳng hạn. Vì cấu tạo tân tiến của thương hiệu này giúp loại bỏ tới 96% lượng muối khoáng độc hại và 99% vi khuẩn, vi rút có trong nước. Giá thành không quá cao nên chúng tôi khuyên bạn nên “đầu tư” với ý nghĩ đầu tư cho tương lai chính bạn.

Máy lọc nước Coway

(Máy lọc nước giúp loại bỏ lên tới 99% vi khuẩn, virus có hại trú ngụ trong nguồn nước nhà bạn)

  • Phương pháp xử lý nước phèn tại nhà

Có những phương pháp đơn giản giúp giảm thiểu một phần nào đó lượng phèn trong nguồn nước mà bạn nên thực hiện. Bạn có thể dùng vôi sống hòa tan trong nước rồi đợi chúng lắng lại, gạn lấy nước trong và dùng nó trong giặt giũ, tắm rửa. 

Đây là cách thực hiện khá đơn giản lại tốn ít chi phí mà các hộ gia đình sinh sống trong vùng nhiễm phèn nên biết. Còn chần chừ gì, nếu bạn đang sống trong những khu vực đó thì thực hiện và chỉ ngay những hộ gia đình quang bạn.

Phèn chua

(Phèn chua giúp loại bỏ một phần kim loại tồn dư trong nước nhiễn phèn)

Việc xem nhẹ chất lượng nguồn nước sinh hoạt sẽ tạo ra những hệ quả tiêu cực. Vậy nên, bạn nên giành mối quan tâm của mình cho nguồn nước mà hằng ngày bạn vẫn trực tiếp sử dụng. Việc phát hiện và xử lý nước phèn, phần nào đó sẽ giúp cuộc sống của bạn chất lượng hơn. 

Thông điệp cuối

Mong muốn rằng, sau khi bạn đọc được những thông tin này bạn sẽ mang chúng tới với nhiều người hơn, đặc biệt là những người đang trực tiếp “sống chung” với nguồn nước nhiễm phèn.

>>> Xem thêm: 5 “tuyệt chiêu” giúp đôi mắt bạn luôn sáng khỏe