Nước quá nóng hay quá lạnh đều gây cảm giác khó chịu khi uống. Vì vậy, nhiều người nghĩ ngay tới việc trộn hai loại nước này với nhau để dễ hơn khi uống. Nghe qua có vẻ hợp lý nhưng sự tình thế nào? Thói quen này có gây tổn hại tới sức khỏe người sử dụng không? Cùng The Water MAN tìm hiểu nhé.

Pha nước nóng với nước lạnh có hại không?

70% cơ thể chúng ta là nước. Do vậy, muốn bảo vệ sức khỏe thì việc bổ sung nước thường xuyên là đúng đắn. Song, bàn luận về việc uống nước nóng pha nước lạnh có tốt không. Chúng ta cần đặt ra nhiều giả thiết để bàn luận rõ hơn. Dễ hiểu hơn, tùy vào loại nước, tùy vào cách trộn lẫn nước nóng với nước lạnh sẽ quy định thói quen này tốt hay xấu.

  • Nước nóng pha nước máy

Khi dùng nước máy, nước đun sôi để lâu ngày để pha với nước nóng, tất nhiên chúng không tốt. Vì trong nước có thể chứa nhiều thành phần gây hại tới sức khỏe như vi khuẩn, virus, chất rắn hữu cơ. Khi hòa cùng nước nóng, lượng nhiệt ko đủ làm sạch những thành phần gây hại đó. Thậm chí, bạn sẽ đau bụng tiêu chảy, buồn nôn, co thắt dạ dày sau đó. Ngược lại, chọn lựa một nguồn nước lạnh an toàn thì hầu như không tạo ra tác dụng phụ nào cả. 

Nước quá nóng hay quá lạnh đều dễ làm tổn thương dạ dày

  • Nước nóng pha nước đóng chai hoặc nước khoáng

Nếu gia đình bạn có sẵn nước đóng bình, nước đóng chai thì hãy ưu tiên khi pha trộn với nước nóng. Công nghệ hiện đại trong xử lý, bảo quản nên chất lượng nước đảm bảo. Dù bạn kết hợp với nước nóng thì chúng hoàn toàn không làm hại cơ thể bạn. Đây chính xác là phương pháp làm nguội nước được các chuyên gia The Water MAN khuyến khích.  

  • Nước nóng pha với nước để qua đêm

Không ít người đã và đang thực hiện thói quen này đều đặn mỗi ngày. Tuy nhiên, chúng tôi khuyên bạn nên bỏ ngay nếu không muốn sức khỏe bị ảnh hưởng. Nguồn nước đã được đun sôi nhưng khi để qua đêm có khả năng tái khuẩn rất cao. Môi trường, sự phát triển của vi khuẩn sẽ làm nước giảm chất lượng. Khi pha với nước nóng, lượng vi khuẩn có thể tăng lên về số lượng. Tóm lại, bạn không nên duy trì thói quen này. 

Không nên uống nước đun sôi để qua đêm

Từ việc làm rõ 3 trường hợp trên, chúng ta có thể đưa ra những nhận định sau. Việc trộn lẫn nước nóng và nước lạnh khi uống hầu như không gây hại. Chúng phụ thuộc vào loại nước, nguồn nước bạn sử dụng mà thôi. Ở các thành phố lớn, hầu như mọi gia đình đang sử dụng nước đóng bình, nước đóng chai thì việc hòa lẫn khi uống hoàn toàn phù hợp. Trường hợp gia đình bạn sử dụng máy nóng lạnh, hãy yên tâm. Việc pha nước nóng và nước lạnh chỉ khiến thay đổi nhiệt độ của nước, vậy nên bạn vẫn có thể yên tâm sử dụng.

Khi uống nước cần chú ý điều gì?

Vẫn là những thông tin được The Water MAN đề cập nhiều lần trong nhiều bài viết. Nhưng nó không thừa cho những ai mới biết tới chuyên mục của chúng tôi. Uống nước tưởng như một hành động đơn giản, tuy nhiên uống sau cách có thể kéo theo một hoạt tác hại vô hình. Theo đó, bạn nên tuân thủ một số nguyên tắc sau khi uống nước

Không uống một lúc quá nhiều nước

Uống nhiều nước có lợi nhưng không vì thế mà bạn cho phép bản thân uống nhiều, uống liên tục trong thời gian ngắn. Cách uống này rất dễ gây ra tình trạng sốc nước, ngộ độc nước. Thận sẽ gặp vấn đề trong xử lý vì trong thời gian ngắn chúng phải chịu áp lực rất lớn. Các chuyên gia khuyến khích bạn chia nhỏ lượng nước và uống vào nhiều thời điểm trong ngày. 

Việc đợi cơn khát kéo tới rồi tìm tới nước cũng không nên. Bạn nên tạo dựng thói quen và duy trì nó mỗi ngày. Việc nhận biết cơ thể đã được bổ sung đủ nước chưa khá dễ. Bạn có thể quan sát màu sắc nước tiểu để nhận biết điều đó. Màu vàng nhạt của nước tiểu báo hiệu cơ thể bạn đã bổ sung đủ nước, vàng đậm chứng tỏ cơ thể thiếu nước, không màu là dấu hiệu của việc bạn đã uống quá nhiều nước trước đó. 

Uống nước trong tư thế ngồi

Không uống nước quá nóng

Uống nước nóng trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến chức năng của dạ dày. Điều này chắc chắn. Bạn nên chọn nhiệt độ thích hợp khi uống nước, nếu không bạn sẽ bị đau bụng, tiêu chảy. Bên cạnh đó, uống nước quá nóng còn làm tăng nguy cơ mắc ung thư thực quản, rất nguy hiểm.

Không uống nhanh

Không nên uống nước quá nhanh, bởi dễ khiến cơ thể không chịu được nhiều nước trong một lần và trực tiếp đi vào bàng quang. Như vậy, các cơ quan trong cơ thể vừa không được bổ sung nước, vừa bị mất nước. Điều này cũng làm tăng gánh nặng cho bàng quang. Không chỉ vậy, uống nước quá nhanh còn làm bạn dễ bị nấc cụt và chướng bụng. Vì vậy, khi uống nước, bạn nên chú ý uống một lượng nhỏ và uống nhiều lần.

Uống ngụm nhỏ, từ tốn tránh gây áp lực lên thận

Những thời điểm vàng để uống nước

Buổi sáng ngủ dậy uống nước là thích hợp nhất, sau một đêm nghỉ ngơi. Đây là khoảng thời gian cơ thể hấp thu nước một cách dễ dàng nhất, bổ sung lượng nước mất trong đêm và giúp tinh thần bạn sảng khoái hơn. Uống nước trước giờ ăn sẽ giúp hệ tiêu hóa tái vận hành, giảm cảm giác đói, cảm giác thèm ăn. Càng về khuya, bạn nên hạn chế uống nước vì chúng giúp giảm gánh nặng cho thận và các cơ quan khác.

Uống nhiều nước về đêm dễ gây mất ngủ

Trên đây là những giải đáp chi tiết cho câu hỏi: “Trộn nước nóng và nước lạnh có tốt cho sức khỏe không”. Bạn đã có câu trả lời cho riêng mình rồi đúng không. Đừng quên chia sẻ bài viết để mọi người cùng có những nhận định đúng đắn, tránh hoang mang, lo lắng nha.

>>> Đọc thêm:

Trả lời câu hỏi: “Uống nước đúng cách là gì?” (Phần 3)