Uống nước là việc đơn giản nhưng thiết yếu. Bạn có biết rằng cơ thể chúng ta có thể nhịn ăn 1 tuần nhưng không thể nhịn uống nước quá 3 ngày không? Thế nhưng sự ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng khiến cho nguồn nước mà chúng ta sử dụng không còn đủ an toàn. 

Vậy làm sao để đánh giá được nước thế nào là đạt tiêu chuẩn để sử dụng? Hãy cùng The Water Man khám phá những những thông tin hữu ích để chọn lựa nguồn nước nào là an toàn để sử dụng cho mình nhé. 

Nước uống hàng ngày bạn đang sử dụng có đảm bảo an toàn không

Nước uống hàng ngày bạn đang sử dụng có đảm bảo an toàn không

Các chỉ số đo lường liên quan đến nước 

Để xác định một loại nước là có chất lượng và an toàn để sử dụng hay không, người ta cần dựa vào rất nhiều loại chỉ số khác nhau. Một trong số đó có thể kể đến như: 

TDS - Chỉ số đo lường khoáng chất trong nước

Bạn đã từng nghe đến chỉ số TDS chưa? Nó là cụm từ viết tắt của Total Dissolved Solids hay còn gọi là chỉ số tổng chất rắn hòa tan trong nước. Nói cách khác, TDS là tổng lượng ion tích điện, bao gồm các khoáng chất hoặc kim loại hòa tan trong một đơn vị thể tích nước. 

Chỉ số TDS biểu thị độ tinh khiết của nguồn nước và chất lượng hệ thống xử lý nước. Thông qua chỉ số TDS, người dùng có thể đánh giá được sự ảnh hưởng của nguồn nước đến sức khỏe con người hay các vật thể hấp thụ nó.

Mức đánh giá chất lượng nước theo chỉ số TDS

Mức đánh giá chất lượng nước theo chỉ số TDS

Nước không tinh khiết bao gồm rất nhiều khoáng chất, muối, kim loại, các ion dương, ion âm và các vật thể rắn lơ lửng không xác định... Chỉ số TDS có thể hiển thị hàm lượng của tất cả các thành phần này trừ các vật thể rắn. Chung quy lại, TDS là tổng điện tích của các ion dương và ion âm.

Vậy khi nào thì chỉ số TDS được coi là ở ngưỡng an toàn cho sức khỏe? Ở Việt Nam, nước uống có chỉ số TDS không vượt mức 500mg/L được coi là an toàn và có thể sử dụng để ăn, uống. Nước sinh hoạt cần có chỉ số TDS nhỏ hơn 1000mg/L mới đảm bảo để sử dụng. Chỉ số TDS trong nước càng thấp thì độ tinh khiết của nước càng cao.

Tuy nhiên, nguồn nước tinh khiết cũng không thực sự có lợi cho sức khỏe con người.  trong có chứa nhiều khoáng chất thiết yếu mà cơ thể cần. Với nước tinh khiết, những thành phần này đã bị lọc bỏ gần như là hoàn toàn. Điều này khiến cơ thể thiếu hụt một lượng dưỡng chất nếu sử dụng trong thời gian quá lâu. Nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến một số bệnh lý về sức khỏe. 

Tuy nhiên bạn cần lưu ý là: TDS chỉ thể hiện hàm lượng khoáng chất có trong nước chứ không phản ánh mức độ ô nhiễm của nước. Bởi vậy nên nếu thấy chỉ số TDS trong nước cao cũng đừng nghĩ rằng nước đó đã bị ô nhiễm nhé. 

Độ pH - Xác định tính chất của nước

Chỉ số pH thể hiện mức độ axit hay kiềm của nước. Nước chứa nhiều gốc axit sẽ có độ pH cao, nước chứa nhiều muối có nghĩa là độ kiềm trong nước ở mức khá cao. Giá trị của độ pH sẽ được biểu thị  trong thang đo lường có mức độ hiển thị từ 0 đến 14.

Các mức đánh giá chỉ số pH theo màu sắc

Các mức đánh giá chỉ số pH theo màu sắc

Độ pH từ 0 đến dưới 7 cho thấy nước có độ axit cao. Độ pH từ trên 7 đến 14 cho thấy nước có mức độ kiềm cao. Nước tinh khiết có độ pH là 7. Độ pH là logarit theo cấp lũy thừa của 10. Giá trị pH tăng 1 đơn vị nghĩa là nồng độ axit hoặc kiềm trong nước tăng lên 10 lần.

Nước sinh hoạt hàng ngày chứa các thành phần chất khoáng và axit nên độ pH luôn dao động quanh mức 7. Tuy nhiên đây chính là điều khác biệt để mang lại hương vị cho nước mà bạn vẫn sử dụng (so với nước cất, nước tinh khiết).

Theo khuyến cáo của WHO, bạn nên sử dụng nguồn nước có độ pH trong khoảng từ 6.5 đến 8.5 là an toàn cho sức khỏe.

Vai trò của hàm lượng ION trong nước

Ion hay còn gọi là điện tích. Đây là một hoặc một nhóm các nguyên tử có khả năng thu nhận thêm hay làm mất đi một hay một số điện tử khác. Ion được chia làm 2 loại là Ion âm và Ion dương. Trong đó 

  • Ion âm hay còn gọi là Anion sẽ thu được điện tử
  • Ion dương hay còn gọi là Cation sẽ làm mất đi điện tử. 

Quá trình tạo ra các ion còn gọi là quá trình ion hóa. Các ion âm trong cơ thể là ion có lợi cho sức khỏe, chúng được ví như các "Vitamin không khí" giúp tăng cường năng lượng sống cho con người và sinh vật.

Ion trong nước

Các ion âm trong cơ thể là ion có lợi cho sức khỏe

Hàm lượng ion của nước được hiểu là hàm lượng các hạt mang điện tích dương và điện tích âm xuất hiện trong nước. Cơ thể chúng ta có chứa 60 đến 70% là dịch cơ thể. Tuy nhiên có một điều mà nhiều bạn chưa biết đó là các dịch cơ thể này chứa các ion điện tích. 

Khi dịch cơ thể mất đi thông qua các hoạt động của hệ bài tiết, ăn, ngủ, tắm hay hoạt động thể dục thể thao ra nhiều mồ hôi, lượng ion âm có lợi cũng theo đó mà bị mất đi. Việc bổ sung nước bình thường chỉ có tác dụng tăng cường H20 mà không cung cấp thêm các ion âm. Để cải thiện vấn đề hao hụt các ion âm có lợi thì bạn nên sử dụng những loại nước có chứa các ion. 

Nước cứng, nước mềm và những điều mà bạn nên biết

Các loại nước hiện nay đang được chia làm hai loại chính là nước cứng và nước mềm. Vậy những loại nước này có gì khác biệt và chúng tác động đến cơ thể của chúng ta như thê nào? 

Nước cứng

Nước cứng là nước có hàm lượng Cation cao hơn mức cho phép. Các Cation này bao gồm Canxi (Ca2+) và Magie (Mg2+), trong đó nước chứa nhiều Magie sẽ có vị đắng. Nước cứng được đánh giá là loại nước có hại cho sức khỏe con người. Hàm lượng Cation càng cao, nước đó sẽ càng bị hạn chế sử dụng. 

Dựa vào tính chất cũng như thành phần mà người ta đang chia nước cứng thành 3 loại đó là:

  • Nước cứng tạm thời: Chứa các muối của Canxi và Magie như  Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3). Sở dĩ nước có tên cứng tạm thời bởi vì khi nước gặp nhiệt độ cao(đun sôi) thì các muối này sẽ bị phân tách thành các muối không tan lắng xuống đáy, không ảnh hưởng đến chất lượng nước nữa.
  • Nước cứng vĩnh cửu: là nước chứa các loại muối MgCl2, CaCl2, MgSO4, CaSO4. Các loại muối này không được phân hủy và tạo kết tủa bởi quá trình đun sôi. Vậy nên nước cứng vĩnh cửu không được sử dụng trong sinh hoạt và đời sống.
  • Nước cứng thành phần: Đây là loại nước chứa cả tính cứng tạm thời và cứng vĩnh cửu.

Nước mềm

Nước mềm là nước chứa hàm lượng nhỏ các Cation hóa trị cao như Canxi và Magie. Thông thường nước mềm có được nhờ công nghệ xử lý nước cứng thông qua quá trình trao đổi ion. Nước mềm được sử dụng trong đời sống và hoàn toàn không gây hại đối với sức khỏe con người.  

Phân biệt nước mềm và nước cứng

Phân biệt nước mềm và nước cứng

Để biết nước nhà mình đang sử dụng chứa hàm lượng muối như thế nào, là nước mềm, cứng tạm thời hay vĩnh cửu. Bạn có thể mang đến trung tâm kiểm định chất lượng nước để kiểm tra. Sau khi kiểm tra, bạn sẽ biết đấy có phải nguồn nước phù hợp cho sinh hoạt và uống hay không.

Tổng hợp các loại khoáng chất có trong nước

Các khoáng chất của nước không chỉ quyết định hương vị mà còn đánh giá xem loại nước đó có tốt để sử dụng hay không. Trong thành phần của nước có nhiều loại khoáng chất tuy nhiên phổ biến và tốt cho sức khoẻ nhất phải kể đến: 

Kali

Kali là một khoáng chất có trong nước sinh hoạt hàng ngày. Nó giúp điều chỉnh lượng dịch để duy trì sự hoạt động ổn định của cơ thể. Sự có mặt của Kali được xem như một chất có khả năng dẫn xung điện cho các dây thần kinh. Đồng thời nó có tác dụng giảm co thắt cơ tim, thúc đẩy sự phát triển của hệ xương.

Ngoài ra thành phần này còn có tác dụng điều hòa hoạt động của cơ thể, duy trì chức năng bình thường của hệ tim mạch, tiêu hóa, thần kinh. Đồng thời nó còn làm giảm huyết áp, nguy cơ đột quỵ hay nhồi máu cơ tim, duy trì hàm lượng insulin ở mức bình thường và hạn chế các dấu hiệu trầm cảm.

Natri

Natri trong nước có hàm lượng nhỏ nhưng lại cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe con người. Thành phần này không chỉ giúp cân bằng lượng nước mà còn giữ cho não hoạt động hiệu quả, chống lão hóa, loại bỏ hàm lượng CO2 dư thừa và duy trì độ pH cân bằng. Ngoài ra sự có mặt của Natri còn đóng vai trò là chất điện giải giúp điều hòa dịch cơ thể và có lợi cho sức khỏe tim mạch. 

Natri đóng vai trò là chất điện giải

Natri đóng vai trò là chất điện giải giúp điều hòa dịch cơ thể và có lợi cho sức khỏe tim mạch

Canxi

Canxi là một khoáng chất chiếm 2% trọng lượng cơ thể và chiếm đến 70% khối lượng các chất khoáng thiết yếu cần thiết cho sự hoạt động của các hệ cơ quan. 

Đây là hợp chất quan trọng trong quá trình phát triển của xương và răng, màng tế bào. Canxi ảnh hưởng đến sự phân chia tế bào, quá trình co cơ và thúc đẩy đông máu. Bên cạnh đấy, chất này cũng có công dụng rất tốt trong việc điều hòa hoạt động của hệ thần kinh cũng như xúc tác cho các phản ứng sinh năng lượng cho cơ thể.

Magie

Magie chiếm khoảng 0.05% khối lượng cơ thể và xuất hiện nhiều trong xương. Magie có tác dụng ức chế phản ứng thần kinh và cơ. Giúp điều hòa đường huyết và duy trì chỉ số mỡ máu ở mức an toàn.

Xem thêm: Từ điển nước uống: những điều bạn cần phải nắm rõ để bảo vệ sức khoẻ của mình (Phần 2)