Hơn 50% phụ nữ từng bị nhiễm trùng đường tiểu (UTI) trong cuộc đời. Nguyên nhân của bệnh lý này xuất phát từ một loại vi khuẩn có tên Escherichia Coli. Đây là một loại vi khuẩn tồn tại tự nhiên trong âm đạo và đường ruột. Gặp điều kiện thuận lợi chúng sẽ xâm nhập lên đường tiểu gây viêm tiết niệu, niệu quản, bàng quang và thận.

Bạn có tò mò vì sao uống nhiều nước có thể ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiểu. Theo chân The Water MAN nha.

Nguyên nhân và dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiểu?

E.coli chính là thủ phạm gây ra 80% trường hợp người bị nhiễm trùng đường tiểu. Ngoài ra, vi khuẩn Staphylococcus saprophyticus cũng là hung thủ gây ra bệnh lý nguy hiểm này. Tất nhiên, viêm nhiễm đường tiểu không phân biệt giới tính nam hay nữ. Khi quan hệ, những vi khuẩn này có thể truyền và gây bệnh cho đối phương.

Gặp điều kiện thuận lợi, E.coli tấn công lên niệu đạo và hậu môn. Chúng sẽ đi ngược lên bàng quang và gây ra những triệu chứng khó chịu ở người bệnh. Một điểm lưu ý, niệu đạo ở nữ giới ngắn hơn nên giới này có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới.

Viêm nhiễm đường tiểu có thể xảy ra ở cả nam và nữ(Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể xảy ra ở cả nam và nữ)

Dưới đây là những dấu hiệu dễ nhận biết khi bị nhiễm trùng đường tiểu:

  • Tiểu gấp.
  • Đau rát khi tiểu.
  • Đau bụng dưới.
  • Sốt
  • Buồn nôn

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở người lớn:

  • Cấu tạo cơ thể, đường tiểu gần hậu môn
  • Quan hệ tình dục không an toàn
  • Bệnh đái tháo đường
  • Rối loạn ức chế miễn dịch
  • Sử dụng ống thông tiểu, ống dò niệu quản
  • Giảm hóc môn giai đoạn tiền mãn kinh
  • Sỏi

Người tiểu đường có nguy cơ bị viêm nhiễm đường tiểu cao hơn

Điều trị viêm nhiễm đường tiểu bằng cách nào?

Phác đồ điều trị bệnh lý này có những điều chỉnh trong thời gian gần đây. Nguyên lý điều trị sẽ tập trung loại bỏ những virus gây bệnh. Kháng sinh chính là ưu tiên đối với người bị viêm nhiễm đường tiểu. Tùy vào điều kiện sức khỏe, tốc độ hấp thụ thuốc, mức độ bệnh nặng hay nhẹ, bác sĩ sẽ đưa ra loại thuốc cũng như thời gian điều trị.

Nitrofurantoin, trimethoprim - sulfamethoxazole, nhóm beta - lactamin, nhóm aminoglycosid và nhóm quinolon là những loại thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị nhiễm trùng đường tiểu.

Thuốc kháng sinh được sử dụng phổ biến cho người viêm nhiễm đường tiểu

Làm thế nào để ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiểu?

Viêm nhiễm đường tiểu gây khó chịu cho người bệnh. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ phát sinh những biến chứng nguy hiểm. Điều trị là bắt buộc tuy nhiên nếu chưa mắc bệnh, bạn nên quan tâm và đầu tư trong việc phòng ngừa viêm nhiễm. Dưới đây là tổng hợp những cách ngăn ngừa viêm nhiễm đường tiểu hiệu quả.

  • Uống nhiều nước: Đây chính là nguyên tắc quan trọng nhất trong ngăn ngừa cũng như hỗ trợ điều trị nhiễm trùng đường tiểu. Còn muốn biết lý do, bạn chỉ việc rê chuột xuống phần dưới đây.
  • Khi vệ sinh, lau từ phía trước ra sau
  • Vệ sinh vùng sinh dục trước và sau khi giao cấu
  • Đi tiểu sau khi quan hệ tình dục
  • Bên cạnh việc bổ sung các loại thực phẩm, trái cây và rau củ, người bệnh cũng nên quan tâm viêm tiết niệu uống nước gì để hỗ trợ điều trị bệnh.

Uống đủ nước là cách ngăn ngừa viêm nhiễm đường tiểu hiệu quả

Sự thật uống nhiều nước có thể ngừa nhiễm trùng đường tiểu?

Nghiên cứu này đã được thực hiện tại trung tâm Y tế Tây nam, đại học Texas của Mỹ. Sau phân tích trong vòng 12 tháng, kết quả tái nhiễm bệnh này đối với nhóm người uống ít nước mỗi ngày khá cao. Các nhà nghiên cứu khẳng định rằng việc uống nhiều nước giúp giảm nồng độ vi khuẩn và hạn chế khả năng bám vào đường tiết niệu của chúng.

Một công trình nghiên cứu khác được tiến hành vào tháng 10.2018, tiến sĩ Thomas M. Hooton và đồng nghiệp đã nghiên cứu và chứng minh rằng, tăng lượng nước hấp thụ mỗi ngày thêm 1,2 lít sẽ giảm 48% khả năng tái phát của bệnh viêm bàng quang so với phụ nữ hấp thụ ít nước.

Trong 1 năm, 140 phụ nữ được chia thành 2 nhóm, một nhóm tăng lượng nước uống mỗi ngày. Kết quả cho thấy sự tái phát UTI giảm một nửa. Lượng kháng sinh sử dụng giảm 47%, các đợt viêm hằng năm giảm 93%, thời gian giữa 2 lần tái phát tăng 70%

4 loại nước hỗ trợ ngăn ngừa viêm nhiễm đường tiểu?

Nước tinh khiết

Bổ sung đủ nước lọc cho cơ thể mỗi ngày luôn là vấn đề mọi người nên tuân thủ. Nước có khả năng hòa tan và loại bỏ những thành phần độc hại bên trong cơ thể và tống chúng ra bên ngoài. Khi chúng ta uống quá ít nước, nước tiểu có xu thế cô đặc lại, độc tố lắng đọng rất dễ gây ra bệnh thận hoặc sỏi tiết niệu. Nói như vậy không có nghĩ việc uống bao nhiêu nước cũng được, uống càng nhiều càng tốt lại càng sai. Quá tải có thể tạo áp lực lên thận và bàng quang khiến hoạt động của chúng có thể không bình thường.

Nước tinh khiết đẩy nhanh tốc độ đào thải độc tố ra ngoài cơ thể

Nước việt quất

Trong việt quất chứa nhiều proanthocyanidin có thể ngăn chặn sự sinh sôi của vi khuẩn E.Coli. Thành phần này kết hợp với những loại vitamin, khoáng chất có lợi trong trái cây giúp ngăn chặn và chống lại sự phát triển của những loại nấm và vi khuẩn có hại khác. Đó là chưa kể đến khả năng chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch cho cơ thể người sử dụng.

Trà

Trà thảo mộc hay trà xanh đều chứa polyphenol . Bạn biết rồi đấy, thành phần này trong trà có thể kháng khuẩn, tiêu viêm hiệu quả. Uống mỗi tác trà mỗi ngày vừa là cách ngăn ngừa viêm nhiễm hiệu quả cũng là cách tạo ra năng lượng tích cực cho cơ thể.

Uống trà mỗi ngày có thể ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiểu

Nước râu ngô

Xưa nay, râu ngô được ứng dụng nhiều cho nhóm người bị những vấn đề liên quan đến đường tiểu. Ngoài ra, nước này hỗ trợ làm mát cơ thể, thanh lọc, giải độc, trị mụn cực kì hiệu quả. Nước râu ngô rất dễ thực hiện, bạn có thể thêm mã đề hay một vài cây thảo dược khác khi đun. Uống đều đặn trong vòng 1 tuần đảm bảo bệnh liên quan đường tiểu sẽ cải thiện đáng kể đấy.

Kết luận

Viêm nhiễm đường tiểu gây khó chịu cho người bệnh. Nên việc phòng ngừa luôn ưu tiên. Bạn nên duy trì thói quen sinh hoạt điều độ, nhất là việc uống đủ nước mỗi ngày. Bạn nên nhớ một nguyên tắc đơn giản rằng: Uống đủ nước chính là cách đơn giản để chúng ta tống vi khuẩn ra ngoài cơ thể. Việc vệ sinh sau quan hệ, đại tiện, tiểu tiện cũng quan trọng không kém. Phụ nữ đang trong chu kỳ kinh nguyệt đặc biệt lưu tâm vấn đề này.

Trường hợp phát hiện những bất thường ở vị trí nhạy cảm, hãy thăm khám để nhận được sự tư vấn từ những người có chuyên môn. Khi nhiễm khuẩn đường tiểu, bạn nên thực hiện đúng theo phác đồ của bác sĩ để điều trị dứt điểm bệnh lý nguy hiểm này.

>>> Đọc thêm: Muốn giữ thận khỏe mạnh đừng quên uống nước như thế này