Thế nào là sữa hạt?

Công dụng của sữa hạt là gì?

Có những loại sữa hạt nào?

Những thông tin trên đã được The Water MAN chia sẻ quá chi tiết rồi. Bạn có thắc mắc công thức làm ra những loại sữa hạt đó? Nếu có thì đừng bỏ qua những chia sẻ dưới đây nha. Một lưu ý nhỏ nữa, bài viết sẽ tập trung hướng dẫn cách làm sữa bằng máy chuyên dụng hay máy ép, máy sinh tố…Từ cách hiểu về công thức, quy trình làm ra một loại sữa bạn có thể áp dụng đối với những hạt ngũ cốc khác.

Cách làm sữa hạt bằng máy chuyên dụng

Thật tiện lợi nếu bạn đã sẵn sàng một máy làm sữa cho gia đình mình. Hướng dẫn trở nên đơn giản hơn bao giờ hết. Bạn có thể tham khảo những hướng dẫn từ cuốn hướng dẫn sử dụng. Dưới đây là gợi ý để làm sữa đậu nành với máy chuyên dụng của thương hiệu ranbem.

Nguyên liệu làm sữa đậu nành bằng máy làm sữa hạt

  • Đậu nành: 100g

  • Lá dứa: ½ bó

  • Đường: 20g

  • Nước tinh khiết

3 bước làm sữa đậu nành bằng máy làm sữa hạt

Bước 1: Bạn mang đậu nành đi ngâm với một ít nước. Thời gian ngâm khuyến khích từ 8-12h. Ý nghĩa của công đoạn này đã được đề cập trong phần 1 rồi. Bạn có thể tham khảo lại bài viết nhé.

Bước 2: Khi ngâm đã xong, bạn vớt đậu nành ra và xả lại nhiều lần với nước tinh khiết, để ráo.

Bước 3: Cho đậu nành đã ngâm vào máy, đổ thêm khoảng 1L nước. Bật máy ở chế độ IN nếu bạn muốn làm sữa nhanh, bấm chọn ON nếu bạn muốn làm sữa đặc.

Bước 3: Sau khi máy đã xay và nấu xong sữa, bạn chỉ việc bật một lần chế độ xay sinh tố nữa là xong.

Nếu sẵn máy, mọi thao tác để cho ra sữa thật đơn giản

Nếu đã có sẵn máy, mọi công đoạn trở nên quá đơn giản. Sau khi đọc xong, các mẹ đã sẵn sàng vào bếp để thực hiện ngày loại sữa thơm ngon này để đãi gia đình mình. Nếu được, bạn có thể làm nhiều hơn một chút, bảo quản trong tủ mát để bé uống thêm 1-2 ngày nữa. 

Làm sữa hạt bằng máy ép chậm

Ngoài làm sữa bằng máy chuyên dụng, bạn có thể tham khảo lần lượt 3 cách làm sau. Đừng lo lắng, chất lượng và dinh dưỡng chỉ có những chênh lệch không đáng kể. Nếu chưa có máy là sữa, bạn có thể tận dụng máy ép chậm trong gia đình mình.

Với tốc độ quay nhanh, máy ép chậm sẽ nghiền nát những loại hạt của bạn một cách từ từ. sau khi xay xong, nguyên liệu sẽ được đẩy qua lưới lọc để loại bỏ phần bã. Với cơ chế hoạt động như nào nên khi dùng máy ép chậm, bạn có thể nghe được những tiếng ồn.

Nguyên liệu để làm sữa óc chó bằng máy ép chậm

  • Hạt óc chó: 200g

  • Đường : 20g

  • Nước tinh khiết: 1L

  • Túi lọc, rây lọc hoặc khăn xô

  • Máy ép chậm

3 bước làm sữa óc chó bằng máy ép chậm

Bước 1: Kiểm tra lại chất lượng óc chó, loại bỏ những phần hư hỏng. Sau đó, bạn rửa sạch và ngâm hạt trong nước ấm khoảng 3h đồng hồ.

Bước 2: Sau khi ngâm, bạn cho lượng hạt đó cùng 500ml nước tinh khiết và khởi động máy ép. Bạn mang phần nước đã thu lọc qua rây một lần nữa để loại bỏ hoàn toàn phần bã.

Bước 3: Bạn mang toàn bộ nước óc chó đã thu đun trên bếp. Thêm đường và đun đến khi sủi bọt lăn tăn thì tắt bếp. Bạn có thể cho bé dùng sữa khi còn ấm.

Hướng dẫn làm sữa hạt bằng máy ép chậm

Nhiều người có thói quen bỏ qua bước 3 vì họ đã ngâm đậu với nước nóng để tiệt trùng. Nhưng nếu bạn tỉ mỉ và lo ngại hệ tiêu hóa của bé, hãy đun sôi sữa để đảm bảo hơn khi sử dụng.

Làm sữa hạt bằng máy xay sinh tố

Máy xay sinh tố là một dụng cụ nhà bếp quen thuộc với nhiều gia đình, được sử dụng để pha trộn, nghiền nát, xay nhuyễn thực phẩm khi có nhu cầu. 

Máy xay sinh tố có 2 chức năng xay là xay khô và xay ướt với cấu tạo đơn giản gồm phần thân cùng 1 - 2 cối xay đi kèm. Cối xay có thể tích nhỏ hơn thì dùng để xay khô, cối xay lớn hơn (thể tích 1 - 2 lít) thì để xay sinh tố. 

Nguyên lý hoạt động của máy xay sinh tố khá đơn giản. Khi có nguồn điện, động cơ quay sẽ truyền chuyển động tới lưỡi dao để cắt nhỏ, nghiền nát thực phẩm với một lực lớn. Trong quá trình hoạt động, để thực phẩm được xay nhuyễn đồng đều thì lưỡi dao sẽ tự xáo trộn thực phẩm liên tục nhờ vào cấu tạo của mình. 

Nguyên liệu để làm sữa ngô bằng máy xay

  • Ngô: 300g

  • Đường: 20g

  • Sữa đặc: 20ml

  • Nước tinh khiết: 1L

  • Rây lọc

  • Máy xay sinh tố

3 bước làm sữa ngô tại nhà

Bước 1: Loại bỏ những hạt ngô không đủ tiêu chuẩn, bị mốc, hỏng đem bỏ đi rồi ngâm nước ấm khoảng 6 tiếng để hạt nở ra, có độ mềm vừa phải. 

Bước 2: Sau đó, bạn cho hạt và một chút nước vào máy xay sinh tố, xay đến khi hạt đã nhuyễn ra. Cho hỗn hợp qua rây lọc để loại bỏ hoàn toàn phần bã ngô.

Bước 3: Nếu bạn muốn uống nóng hoặc tiệt trùng thì có thể cho sữa vào soong bật bếp đun nhỏ lửa để sữa sôi từ từ, tránh bị trào ra bếp hay lưu lại mùi khê. Nếu muốn uống ngọt, bạn có thể cân chỉnh lại lượng đường, sữa phù hợp. Nhưng nếu làm sữa cho con, tốt nhất bạn không nên cho trẻ uống quá ngọt. 

Hướng dẫn làm sữa ngô bằng máy xay sinh tố

Làm sữa hạt bằng máy làm sữa đậu nành

Máy làm sữa đậu nành là một thiết bị nhà bếp được chế tạo ra để nhằm tự động hóa quá trình làm sữa đậu nành, dần thay thế phương pháp làm thủ công, từ đó tiết kiệm thời gian và công sức cho người sử dụng. 

Hầu hết các máy làm sữa đậu nành đều có thêm chức năng làm một số loại sữa hạt khác như sữa gạo lứt, sữa ngô nên bạn có thể sử dụng loại máy này để chế biến. Công đoạn thực hiện cũng tương tự như sử dụng để làm sữa đậu nành. 

Nguyên liệu làm sữa gạo lứt

Gạo lứt: 200g

Sữa đặc: 20ml

Đường: 20g

Nước tinh khiết: 1L

Máy làm sữa và rây lọc

3 bước làm sữa gạo lứt tại nhà

Bước 1: Tiến hành chọn những hạt gạo mốc, hỏng bỏ đi rồi ngẫm phần hạt còn lại vào nước ấm trong khoảng 4-6 tiếng.

Bước 2: Bạn cho nước và hạt đã ngâm vào máy, lắp cối xay thật chặt, cắm điện rồi chọn chế độ nấu phù hợp. 

Bước 3: Bạn chỉ cần nhấn nút “Start” rồi chờ đợi máy hoạt động. Sau khi nấu sữa xong, bạn rút nguồn điện rồi đổ sữa ra ngoài để nguội, nếu muốn uống ngay có thể cho thêm đường cho sữa có độ ngọt. 

Hướng dẫn làm sữa hạt bằng máy làm sữa đậu nành

Sử dụng và bảo quản sữa hạt đúng cách

Hiện nay, các bà mẹ có xu hướng chuyển qua dùng sữa hạt thay cho các loại sữa công nghiệp vì sữa hạt thơm ngon, giàu giá trị dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Bên cạnh đó, việc chế biến tại nhà sẽ khiến chúng ta an tâm sử dụng hơn. 

Dưới đây là một vài lưu ý để sữa của bạn thơm ngon, an toàn hơn cho trẻ.

Dụng cụ nấu, đựng sữa

  • Tất cả các dụng cụ làm sữa cho trẻ cần được rửa sạch, khử trùng bằng nước nóng trước khi làm. Dùng chai trữ sữa cần có cọ rửa bình chuyên dụng để chai sạch hơn.

  • Đồ đựng sữa ưu tiên làm bằng chất liệu thủy tinh. Vừa là đẹp mắt, vừa là tốt cho sức khỏe. Bạn nên tiệt trùng chai đều đặn trước khi mang ra sử dụng.

Bình trữ sữa nên được khử trùng bằng nước nóng

Cách bảo quản sữa hạt

– Trường hợp nấu xong mà dùng không hết, tốt nhất bạn nên mang sữa trữ trong tủ lạnh. Lưu ý chỉ mang cất cho nó đã nguội. Nhiệt đồ bảo quản sữa tốt nhất rơi vào 3-5 độ C. 

– Sữa có ngon, bảo quản có lâu đi nữa thì bạn vẫn dùng uống hết trong thời gian ngắn. Sữa bảo quản trong tủ lạnh nên uống hết trong khoảng 3-5 ngày.

– Nếu bảo quản chung trong một bình lớn, mỗi lần uống bạn nên rót ra ly. Phần sữa còn lại sẽ mang trữ lại trong tủ mát để tránh làm hỏng sữa.

– Sữa sau khi nấu thường có hiện tượng tác lớp. Điều này khá bình thường chỉ cần lắc nhẹ trước khi dùng là được.

Sữa hạt nên uống hết trong thời gian ngắn, ưu tiên trong vòng 3 ngày

Sữa hạt không chất bảo quản nên sẽ nhanh hỏng hơn sữa công nghiệp. Tuy nhiên, mức độ an toàn, thơm ngon của sữa hạt lại cao hơn. Vậy nên, chẳng có lý do gì để bạn không tự tay vào bếp mang một thức uống thơm ngon, bổ dưỡng cho chính gia đình của bạn?

Tổng kết

Khép lại series kiến thức về sữa hạt rồi. Bố mẹ cảm nhận đã rút ra được những kinh nghiệm cho bản thân mình rồi đúng không? Biết rồi, hiểu rồi thì chần chừ gì nữa không bắt tay vào bếp ngày để có những ly sữa thơm ngon cho bé.

>>> Đọc thêm: 

Nuôi con bằng sữa hạt, bố mẹ hãy đọc hết bài viết này (Phần 2)

Nuôi con bằng sữa hạt, bố mẹ phải đọc hết bài viết này (Phần 1)