-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Say cafe là gì? Mẹo chữa say cafe đơn giản và hiệu quả
22/04/2022
Choáng váng, buồn nôn, đau đầu, co giật…là những biểu hiện thường gặp ở những người say cafe. Vậy nguyên nhân từ đâu? Làm thế nào để xử lý tình trạng say cafe đơn giản tại nhà?
Say cafe là gì?
Say cafe là hiện tượng cơ thể nhạy cảm với những thành phần trong cafe, thường do caffeine. Say có thể xảy ra khi bạn tiêu thụ một lượng lớn cafe trong thời gian ngắn hoặc trường hợp bạn chưa từng uống cafe bao giờ. Sau cafe là khi uống một lượng lớn cafe trong thời gian ngắn, cơ thể xuất hiện tình trạng đau đầu, cồn cào, rối loạn nhịp tim, co giật. Say cafe còn kích thích tăng tiết axit dịch vị và làm tổn thương niêm mạc dạ dày.
Khuyến nghị người lớn nên uống dưới 400mg cafe mỗi ngày, đồng nghĩa với việc người trưởng thành không nên uống trên 1000ml cafe mỗi ngày. Bạn có thể bị say nếu uống vượt mức khuyến cáo.
Dấu hiệu nhận biết say cafe
Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết khi bạn bị say cà phê. Nếu bạn đang có những biểu hiện dưới đây và trước đó đã uống khá nhiều cafe thì hãy nghĩ ngay tới nguyên nhân này.
Tâm trạng thay đổi, lo lắng căng thẳng vô cớ
Khó chịu, dễ gắt gỏng với người khác
Tim đập nhanh bất thường, ruột cồn cào
Khó thở, thở dốc, hụt hơi bất thường, buồn nôn
Mồ hôi tiết nhiều hơn bình thường
Ợ nóng, ợ hơi liên tục
Đau lưng, mệt mỏi xương
Da xuất hiện dần đỏ, mẩn ngứa khó chịu
Nguyên nhân của say cafe?
Cafein
Caffeine chứa nhiều trong cafe là thành phần có khả năng kích thích tuyến thượng thận tăng hoạt động. Quá trình kích thích này sẽ tạo ra một lượng lớn adrenaline và noradrenaline. Hai thành phần này chính là chất tăng sinh hormone . Cũng vì yếu tố tăng sinh hormone nên người uống nhiều cafe sẽ có xu hướng tim đập nhanh hơn, chỉ số đường huyết cao hơn thậm chí tâm lý trở nên lo âu, căng thẳng hơn.
Độ tuổi
Độ tuổi cũng là một trong những yếu tố quan trọng khi bàn luận tới nguyên nhân gây tình trạng say cafe. Ví dụ dễ hiểu hơn, người trưởng thành được khuyến cáo nên sử dụng tối đa 400mg caffeine mỗi ngày. Đối với thanh thiếu niên, lượng caffeine khuyến khích mỗi ngày dưới 100mg.
Di truyền
Các nhà nghiên cứ ở đại học Edinburgh và Trieste, Viện Nhi khoa Burlo Garofolo ở Ý, Trung tâm Y tế Erasmus và PolyOmica, một công ty phân tích dữ liệu có trụ sở tại Groningen, Hà Lan đã xác định được một gen có thể hạn chế tiêu thụ cà phê. Nghiên cứu cho thấy những người có một biến thể DNA trong một gen gọi là PDSS2 có xu hướng uống ít tách cà phê hơn. Đối với những người không có PDSS2 quá trình chuyển hóa caffeine sẽ lâu hơn. Nghiên cứu được thực hiện đối với 3.000 người thường xuyên uống cafe.
Say cafe nên làm gì?
Say bia rượu hay say cafe đều gây khó chịu. Thậm chí, chúng còn là nguyên nhân khiến công việc, sinh hoạt, vận động hàng ngày bị gián đoạn. Vậy, nhỡ rơi vào tình huống này, bạn phải làm gì để cơn say nhanh chóng biến mất.
Uống nhiều nước lọc
Chắc chắn cách làm cơn say nhanh chóng biến mất chính là uống nhiều nước tinh khiết. Uống nhiều nước là các hòa tan caffeine hiệu quả, thúc đẩy quá trình bài tiết trên cơ thể bạn. Muốn loại bỏ cơn say, bạn hãy uống nhiều nước hơn bình thường, chia nhỏ lượng nước và uống trong nhiều thời điểm khác nhau.
Ăn nhiều tinh bột
Bổ sung tinh bột cũng là cách loại bỏ cơn say cafe iệu quả. Tinh bột là thành phần giúp dạ dày tăng hấp thu lượng caffeine bạn đã sử dụng trước đó. Tinh bột cũng là thành phần xua tan nhanh chóng tình trạng nôn nao, khó chịu do say caffeine gây ra. Một lưu ý nhỏ ở đây là cân đối lượng tinh bột nạp vào cơ thể. Bạn không nên ăn quá no, quá nhiều tinh bột vì chúng sẽ làm bụng của bạn khó chịu hơn.
Hít thở, vận động nhẹ nhàng, nghỉ ngơi hiệu quả
Hãy duy trì bài tập thở ra, hít vào nhẹ nhàng để cân bằng nhịp tim. Vận động nhẹ nhàng cũng là cách loại bỏ cơn say và giúp tinh thần bạn tỉnh táo trở lại. Tiếp nữa, say cafe có thể làm tăng quá trình tiết mồ hôi khiến bạn mất cân bằng điện giải. Trong tình huống này bạn nên ưu tiên nghỉ ngơi để nhịp tim ổn định và giảm cảm giác lo âu, bồn chồng, tay chân run rẩy.
Lưu ý rằng bạn nên kết hợp việc uống nhiều nước hoặc bổ sung tinh bột để tăng thêm hiệu quả của cách chữa say cà phê này nhé.
Uống nước cam ép
Ngoài việc uống nhiều nước tinh khiết, bạn có thể bổ sung nước ép cam để đẩy lùi cơn say hiệu quả. Vitamin, khoáng chất có nhiều trong cam ép sẽ bù lại lượng khoáng đã mất trước đó. Tinh chất trong nước cam góp phần không nhỏ trong việc làm giảm cảm giác buồn nôn do say cafe gây ra.
Uống chanh mật ong hoặc trà gừng
Một lý nước chanh ấm hay một ly trà gừng cũng giúp xua tan cơn say cafe hiệu quả. Hai loại nước này vừa hỗ trợ làm ấm cơ thể vừa hòa tan lượng caffeine đã bổ sung trước đó. Nếu bạn bị cơn say cafe gé thăm, đừng ngại áp dụng những mẹo này. Chắc chắn cơn say của bạn sẽ nhanh chóng biến mất trong thời gian ngắn đấy.
>>> Đọc thêm: Công thức pha nước chanh mật ong chuẩn nhất
Một số lưu ý để hạn chế tình trạng say cà phê
Dưới đây là một số lưu ý giúp hạn chế tình trạng say cafe:
Thứ nhất, thời gian uống cafe hợp lý nhất là buổi sáng. Hãy nhâm nhi một lượng vừa đủ sau khi dùng xong bữa sáng. Đừng uống cafe khi bụng rỗng vì cafe sẽ làm dạ dày bạn khó chịu hơn.
Thứ hai, không nên uống cafe cùng thời điểm với thuốc. Cafe có thể tác dụng với một số thành phần trong thuốc sản sinh ra những thành phần có hại cho sức khỏe. Vậy nên, bạn nên uống cafe trước hoặc sau uống thuốc tây khoảng 2-3h đồng hồ.
Thứ ba, không nên uống cafe với rượu hay những đồ uống chứa cồn khác. Lượng caffeine quá lớn có thể ứng chế và làm thần kinh chúng ta căng thẳng hơn. Khi đó, tăng tuần hoàn máu sẽ tạo những áp lực lên tim. Cơ thể bạn sẽ mệt mỏi kéo dài.
Thứ tư, những đối tượng nhạy cảm như mẹ bầu, trẻ nhỏ, người có tiền sử bị bệnh tim mạch, hệ tiêu hóa nên hạn chế tối đa việc uống cafe. Đây là cách hạn chế tình trạng say cafe cũng như hỗ trợ ngăn ngừa những tình huống xấu nhất cho sức khỏe của họ.
Kết luận
Say cafe làm giảm hiệu quả công việc, tác động tiêu cực tới tinh thần cũng như sức khỏe. Vậy nên, việc bỏ túi ngay những thông tin này để kịp thời xử lý trong tình huống say cafe là cần thiết. Biết đâu một ngày nào đó, một người chưa từng say cafe như bạn sẽ rơi vào tình huống dở khóc dở cười này thì sao?
>>> Đọc thêm: Mẹo giải rượu siêu tốc lại an toàn cho sức khỏe bạn nên biết