-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Bệnh nhân chiến thắng sốt xuất huyết nhờ những kinh nghiệm này (Phần 1)
08/11/2021
Ngoài virus Corona, sốt xuất huyết cũng đang là bệnh truyền nhiễm có mức độ lây lan cao, nhất là những thành phố lớn. Bệnh truyền nhiễm này có thể gây tử vong nếu không phát hiện và xử lý kịp thời. Hiện tại, chưa có một phương thuốc đặc trị nào cho bệnh này. Vậy nên người bệnh nên có những kiến thức về sốt xuất huyết và những phương pháp dứt điểm bệnh này.
Làm thế nào để chiến thắng được sốt xuất huyết? Tôi sẽ lấy kinh nghiệm của bản thân kết hợp cả việc tổng hợp thông tin từ những bác sĩ để chia sẻ lại với mọi người. Bạn là một người quan tâm tới sức khỏe bản thân và những người yêu thương, đừng tiếc 5 phút của mình. Và ngược lại, bạn thấy căn bệnh này chẳng có gì phải lo lắng hãy bỏ qua bài viết vì nó không dành cho bạn.
Sốt xuất huyết là gì?
Người bệnh sẽ có những biểu hiện bệnh lý ra ngoài. Song, những biểu hiện này không rõ ràng, khó xác định bản thân bị mắc sốt xuất huyết hay không? Không ít bệnh nhân hầu như không biết gì về loại virus này. Chỉ khi chuyển biến nặng, nhập viện và xét nghiệm máu họ mới biết bản thân mắc bệnh truyền nhiễm cấp tính.
Sốt xuất huyết do một loại virus có tên Dengue gây ra. Muỗi vằn chính là vật chủ truyền bệnh. Cơ chế lây lan bệnh nôm na có thể hiểu như sau: muỗi chích người bệnh, mang virus này truyền sang cho người khỏe mạnh.
Nếu như trước đây, nhiều nghiên cứu cho rằng, sốt xuất huyết thường gặp ở trẻ nhỏ. Hiện tại đã khác. Bệnh này không phân biệt tuổi tác, giới tính, khu vực sinh sống. Ngoài ra, quan niệm sốt xuất huyết không có khả năng tái nhiễm trên bệnh nhân hoàn toàn sai. Sốt xuất huyết có thể tái đi tái lại nhiều lần và nguy cơ tử vong không hề thấp một chút nào.
Nguyên nhân của bệnh sốt xuất huyết?
Như đã đề cập ở phần định nghĩa. Sốt xuất huyết sinh ra do một loại virus có thể lây lan thông qua đường muỗi đốt. Nhóm virus này có khá nhiều loại, trong đó có 4 cái tên chính: DEN1, DEN2, DEN3 và DEN4. Aedes aegypti hoặc muỗi Aedes albopictus là loại muỗi truyền bệnh cho người.
Thời gian ủ bệnh của virus này có thể kéo dài từ 8 đến 11 ngày. Khi cơ thể phục hồi đồng nghĩa với việc bạn đã có kháng thể. Những vấn đề ở chỗ, có tới 4 loại virus trong nhóm nguyên nhân gây sốt xuất huyết. Vì vậy, không loại trừ khả năng bệnh nhân có thể mắc chủng virus mới. Để an toàn, bệnh nhân nên được phát hiện và thăm khám kịp thời. Để biết chính xác, bộ phận y tế sẽ xét nghiệm các chỉ số máu và nồng độ virus gây bệnh. Phác đồ điều trị sốt xuất huyết không cụ thể, thường sẽ điều trị theo từng triệu chứng.
Làm gì khi bị sốt xuất huyết?
Hạ sốt đúng cách
Khi bị nhiễm virus sốt xuất huyết, những cơn sốt có thể lên tới 39-40 độ C hoàn toàn bình thường. Nếu chưa đến những cơ sở y tế được, bệnh nhân nên uống thuốc hạ sốt để làm giảm tình trạng sốt cao thậm chí là co giật. Paracetamol được khuyến cáo cho người bị sốt xuất huyết. Nên uống cách nhau 4-6h.
Bạn nên tuân thủ chỉ định này, tránh trường hợp uống quá thuốc quá liều với mong muốn hạ sốt nhanh. Nguy cơ ngộ độc, suy gan, thậm chí là tử vong do thuốc hạ sốt không ít. Bệnh nhân nên nhớ điều này.
Tìm cách giảm thân nhiệt
Ngoài việc uống hạ sốt, bệnh nhân nên được chườm khăn mát, lau người bằng khăn ấm thường xuyên để làm mát cơ thể. Nếu cơ thể quá khó chịu, bứt rứt bệnh nhân có thể tắm. Lưu ý dùng nước ấm khi tắm, tắm trong thời gian ngắn, kín gió, tránh chà xát quá mạnh lên cơ thể.
Ngoài ra nên mặc đồ thoáng mát, mỏng, chườm khăn thấm nước vào trán, vùng nách.
Bổ sung đủ nước cho cơ thể
Khi bị sốt, tốc độ mất nước bên trong cơ thể cao hơn bình thường nhiều lần. Để ngăn ngừa những tác hại không muốn muốn, bác sĩ khuyến khích người bệnh nên uống nhiều nước. Lượng nước sẽ phụ thuộc vào độ tuổi, cân nặng...Công thức tính lượng nước cần uống: lấy cân nặng x 0.03 vẫn đúng trong trường hợp này.
Bổ sung dinh dưỡng
Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng đầy đủ, đảm bảo cho người bệnh đầy đủ chất, cân đối 4 nhóm chất đường, bột, đạm, béo; không nên kiêng khem dẫn đến tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng.
Nếu đối tượng sốt xuất huyết là trẻ em, bạn có thể chia nhỏ bữa, điều này giúp bé có thể vừa nhận đủ chất và ngon miệng hơn. Nếu bé còn bú mẹ, bạn nên cho bé bú sữa nhiều hơn để đề đề phòng tình trạng mất nước.
Nhập viện khi có triệu chứng nặng
Khi đã kết hợp những phương pháp trên nhưng cơ sốt vẫn không dứt, bệnh nhân có những biểu hiện như đau bụng, xuất huyết bất thường, co giật, nôn ra máu...hãy nhập viện liền. Sốt xuất huyết nặng nghiêm trọng hơn sốt xuất huyết thông thường. Nếu không được thăm khám và điều trị, bệnh nhân có nguy cơ tử vong rất cao.
Tiểu kết
Trên đây mới chỉ là những kiến thức cơ bản về sốt xuất huyết và những hướng dẫn trong điều trị. Bù nước là cơ chế hỗ trợ làm giảm triệu chứng bệnh. Vậy uống nước gì? Uống thế nào? The Water MAN sẽ tiếp tục chia sẻ trong phần 2 nhé.
>>> Xem thêm: Bệnh nhân chiến thắng sốt xuất huyết nhờ những kinh nghiệm này (Phần 2)