Máy nóng lạnh (cây nước nóng lạnh) là thiết bị gia dụng phổ biến trong các gia đình, trường học, văn phòng, bệnh viện. Bạn có thể sử dụng nước nóng hoặc lạnh sau một vài tích tắc mà không cần đun nấu hay bỏ nước vào tủ lạnh như cách thường làm. Song, không ít người “ngại” mua máy với lý do “sợ tốn điện”. Vậy sự thật, máy nóng lạnh có tiêu thụ quá nhiều điện như nhiều lời đồn đại.

Cùng The Water MAN giải đáp thắc mắc này nhé các bạn!

Máy nóng lạnh tốn điện không?

Công nghệ sản xuất máy quy định nhiều tới mức điện tiêu thụ. Thông thường, máy nóng lạnh có hai loại: dòng sử dụng công nghệ chip điện tử hoặc dòng sử dụng công nghệ block.

Máy nóng lạnh sử dụng chip điện tử

Nguyên lý Doppler thường được áp dụng trong những loại máy vận hành bằng chip điện tử. Cơ chế hoạt động của máy dựa vào việc bẫy và làm lạnh nguyên tử ion với nhiệt độ làm lạnh không quá sâu. Do đó, máy ứng dụng chip điện tử sẽ tiêu tốn điện lớn hơn so với việc áp dụng công nghệ block. Máy có công suất càng cao thì khả năng tiêu thụ điện càng lớn.

Máy nóng lạnh sử dụng công nghệ block

Điểm nổi bật của công nghệ này chính là thiết kế rơ le đi kèm phía trong thân máy. Nếu nước khoang nóng dưới 90 độ C thì máy sẽ tự động làm nóng lại. Tương tự cho khoang lạnh, nếu vượt ngưỡng 10 độ C thì máy tự động làm lạnh về nhiệt độ chúng ta cài đặt trước đó. Cơ chế hoạt động ngày tiết kiệm điện đáng kể.

Máy nóng lạnh áp dụng công nghệ Block tiêu tốn ít điện hơn so với Chip điện tử

Mức tiêu thụ điện năng của máy nóng lạnh là bao nhiêu?

Tùy vào chế độ vận hành của máy mà lượng điện năng tiêu thụ có những khác biệt cơ bản. Cụ thể: 

  • Chế độ làm lạnh hay đun sôi: tiêu thụ khoảng 2,8kW cho một ngày
  • Chế độ chờ: tiêu thụ 160W mỗi giờ

Trung bình một tháng, mức điện năng máy nóng lạnh tiêu thụ rơi vào khoảng 84kW. Mức này tương xứng với những công năng vượt trội của một cây nước nóng lạnh. Bạn có thể uống ngay ly nước mát sau khi đi giữa trời nắng về, bạn có thể uống ngay ly nước ấm khi vừa ngủ dậy, hay dùng nước nóng để pha trà, sữa trở nên quá dễ dàng. Điều bạn nhận được từ máy là gì? Chẳng phải đó là sự tiện lợi mà bạn không thể tìm thấy ở những thiết bị khác đấy.

Alaska là dòng sản phẩm tiết kiệm điện hiệu quả

>>> 8 mẹo sử dụng máy nóng lạnh an toàn và siêu tiết kiệm

So sánh lượng điện năng tiêu thụ giữa các sản phẩm

The Water MAN đặt trên bàn cân 3 thiết bị có những tương đồng trong công năng: cây nước nóng lạnh, ấm siêu tốc và tủ lạnh.


Ấm siêu tốc

Máy nóng lạnh

Tủ lạnh

Công suất

1500-2000W

500-800W

120W

Tần suất

Khi cần

Thường xuyên

Thường xuyên

Lượng điện năng tiêu thụ/ngày

Phụ thuộc vào tần suất sử dụng

2.8kW

2.88kW

Rõ ràng qua bảng so sánh trong, chúng ta có thể đưa ra một kết luận rằng: Máy nóng lạnh là thiết bị có công suất trung bình. Thứ nữa, cây nước nóng lạnh chỉ tiêu tốn lượng điện khá lớn vào giai đoạn đầu của quá trình làm nóng và lạnh mà thôi. Sau đó, chúng tiêu thụ rất ít điện năng. Chính những điều trên, việc tiền điện tăng gấp nhiều lần khi sử dụng máy nóng lạnh hoàn toàn thiếu cơ sở.

Mẹo tiết kiệm điện khi sử máy nóng lạnh

Dưới đây là những gợi ý giúp bạn hạn chế tình trạng điện tăng cao khi sử dụng máy nóng lạnh.

  • Chỉ vận hành máy khi cần thiết, khi đã có bình nước ở phía trên
  • Vận hành máy sau khoảng 10 phút khi di chuyển thân máy hoặc lắp đặt bình nước
  • Đặt máy chỗ thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp của mặt trời, tránh những nơi ẩm ướt
  • Thường xuyên lau chùi, vệ sinh máy định kỳ hàng tuần, tháng, năm
  • Rút phích cắm khi không sử dụng
  • Không vệ sinh máy bằng những hóa chất mạnh
  • Thường xuyên vệ sinh bụi bẩn trên tụ điện

Vệ sinh và bảo quản nơi thoáng mát giúp năng cao tuổi thọ cho máy nóng lạnh

Kết luận

Khi bạn tối ưu được điều kiện sử dụng máy nóng lạnh thì tiền điện trong gia đình bạn không tăng cao. Việc đầu tư ngay một cây nước nóng lạnh có công nghệ hiện đại, công suất phù hợp sẽ giúp bạn tiết kiệm được kinh tế đáng kể. Lời khuyên cuối cùng của The Water MAN dành cho bạn: “Máy nóng lạnh là thiết bị xứng đáng được đầu tư”.

>>> Đọc thêm: Máy lọc nước Coway có thực sự tốt như lời đồn?