-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
"5 không" khi uống trà ngày tết, bạn đã biết?
15/02/2021
Tách trà ấm mang hương vị thanh tao, nhẹ nhàng cho thưởng thức. Chúng trở thành một nét đẹp văn hóa của người Việt Nam. Nhất là dịp Tết, trà trở thành thức uống thông dụng trong mọi gia đình Việt. Chúng được dùng tiếp đón khách tới chúc Tết và tất cả thành viên trong gia đình thưởng thức.
Bên cạnh những lợi ích mà trà tạo ra, nếu không biết cách sử dụng hợp lý, bạn sẽ tự gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe. Dưới đây là những lưu ý mà The Water MAN đúc rút từ những chuyên gia hàng đầu. Bạn hãy làm theo những lời khuyên sau đây để uống trà đúng cách nha.
Không uống trà quá nóng
Nhiều người quan niệm trà ngon và tròn vị khi người thưởng trà uống chúng khi vừa pha xong. Và họ ít quan tâm tới việc uống trà quá nóng có thể gây hại cho khoang miệng. Chẳng có gì lạ, nếu bạn cứ tiếp tục duy trì thói quen uống trà nóng như vậy, thực quản của bạn sẽ gặp vấn đề.
Khi uống trà, hãy thổi nguội rồi uống chậm rãi chúng. Nhiệt độ hợp lí của tách trà thường rơi vào 60 độ C.
Nhiệt độ trên hầu như không ảnh hưởng gì tới sức khỏe cũng như cổ họng, niêm mạc dạ dày của bạn. Một thói quen nữa chúng tôi muốn bạn bỏ ngay chính là thói quen pha trà khi nước đang sôi sùng sục trên bếp. Làm chín trà nhanh hơn, điều đó có vẻ hợp lý. Tuy nhiên, hành động đó lại gây tăng cao nồng độ axit trong dạ dày.
Chúng tôi cũng không khuyên bạn pha trà bằng nước nguội nhé. Để trà giữ đúng hương vị lại không ảnh hưởng tới sức khỏe người thưởng trà. Bạn nên đun sôi nước, đặt nước ra khỏi bếp, từ tốn thực hiện những thao tác như súc rửa và cho trà vào ấm, đổ nước vào, ủ trà trong vài phút. Đừng lo lắng, sau những thao tác trên thì nhiệt độ nước vẫn đủ làm chín trà của bạn đấy.
Không uống trà quá đậm đặc
Nam giới, nhất là những người cao tuổi có xu hướng uống trà đậm đặc vì họ cho rằng nó ngon, bắt miệng và hoàn toàn không quan tâm những hệ lụy đi kèm.
Trà có chứa rất nhiều theophylline, caffeine...những thành phần này gây những khó chịu tức thời cho dạ dày. Nước trà quá đậm còn cản trở quá trình trao đổi chất, tiêu hóa thậm chí là kích thích sự thèm ăn. Một hệ lụy nữa, uống trà đặc sẽ khiến bạn mất ngủ.
Để tránh những tác dụng không mong muốn nêu trên, bạn phải chú ý lượng trà trong mỗi lần pha. Hãy cân đối chúng để tách trà không quá nhạt hoặc không quá đậm đặc, thậm chí là chát đắng ở cổ. Chúng hoàn toàn không tốt.
Bên cạnh việc ước lượng lượng trà phù hợp khi pha, bạn cũng nên chú ý thời điểm thưởng trà. Nếu không muốn "mắt thao láo hết đêm" tuyệt đối đừng uống trà quá đậm ngay trước giờ ngủ nha.
Đừng uống trà khi bạn đói
Khi bụng bạn trống rỗng tuyệt đối đừng nên dùng trà ngay. Trà đi vào cơ thể thời điểm đó sẽ làm lạnh tỳ, vị. Nó còn kích thích cảm giác thèm ăn hơn mức bình thường.
Ngoài ra, khi đói bụng, cổ họng và miệng bạn sẽ khô hơn bình thường. Uống trà thời điểm này sẽ làm tình trạng khô cổ họng trở nên tồi tệ hơn mà thôi.
Ngoài ra, trà là chất lợi tiểu trong tự nhiên, chúng loại bỏ nước khỏi cơ thể. Ngủ dậy vào buổi sáng là thời điểm cơ thể chúng ta bị mất nước trong thời gian khá dài trước đó. Nếu uống trà buổi sáng khi bụng đói có thể gây ức chế sự hấp thụ các chất dinh dưỡng khác.
Nếu vừa tỉnh giấc sau một đêm dài, bụng bạn hoàn toàn chưa có gì, nước trà vô tình tạo ra môi trường để vi khuẩn sễ phân hủy đường. Điều này sẽ làm tăng nồng độ acid trong miệng và gây ra sự ăn mòn men răng.
Cơ thể thức dậy sau một đêm dài không được bù nước, thứ cơ thể bạn cần chính 1-2 ly nước tinh khiết được làm ấm. Chúng giúp cơ thể bạn tái tạo năng lượng, kích thích hệ tiêu hóa phát triển, tăng lưu thông máu...
Đừng uống thuốc với trà
The Water MAN đưa ra thói quen này để bàn luận bởi quá nhiều người đã và đang duy trì thói quen này. Quả thật tồi tệ nếu người bệnh dùng trà để uống chung với thuốc. Các dược chất trong thuốc kết hợp với chất tanin trong trà vô tình sản sinh ra phản ứng hóa học. Phản ứng này sẽ làm gián đoạn việc cơ thể hấp thu thuốc. Thậm chí, tác dụng của thuốc sẽ mất đi khi bạn dùng trà để uống thuốc.
Khi phải uống thuốc để trị bệnh, bạn nên uống thuốc cùng nước tinh khiết. Không nên uống thuốc với các chất lỏng như nước chè, sữa, nước ngọt có ga hay các loại nước lá khác. Vì như đã trình bày ở trên, mỗi thức uống như trà, sữa, nước ngọt đều có thể tạo nên những phản ứng bất thường và ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe người bệnh.
Với các thuốc chống nấm phổ biến như griseofulvin, ketoconazol, metronidazol... nên uống thuốc với nước nguội vào thời điểm gần bữa ăn để giúp hấp thu thuốc tốt. Tuyệt đối không uống thuốc với nước trà vì chúng chứa nhiều tanin làm giảm hấp thu hoặc mất tác dụng của thuốc.
>>> Đọc thêm: Tuyệt đối không uống thuốc với những loại nước này nếu không muốn bệnh càng thêm nặng
Không uống trà để qua đêm
Bạn phải dừng ngay việc tiếc rẻ bình trà đã pha tối hôm qua để dùng cho ngày hôm nay. Khi được ngâm qua đêm, dinh dưỡng trong trà hầu như mất hẳn. Ngoài ra, việc để trà trong một thời gian quá dài như vậy tạo những thuận lợi để các vi khuẩn, nấm phát triển. Khi đó, ấm trà của bạn đã bị biến chất và nếu sử dụng chúng, sức khỏe của bạn có thể gặp những vấn đề đặc biệt nguy hiểm.
Để ngăn ngừa những tác hại không mong muốn, bạn tuyệt đối không nên sử dụng trà đã để qua đêm. Tốt nhất, hãy ước lượng và pha vừa đủ để sử dụng hết ấm trà trong ngày.
Đừng uống trà trực tiếp trước hoặc sau bữa ăn
Khi uống trà ngay trước hoặc sau bữa ăn, cơ thể bạn sẽ ít hấp thụ chất sắt và protein thu được từ bữa ăn. Thời điểm thích hợp để uống trà là ít nhất nửa tiếng đến một giờ trước và sau bữa ăn.
Tanin trong lá trà kết hợp với thức ăn tạo nên hợp chất có tính loại trừ khiến cho hệ thống tiêu hóa gián đoạn, quá trình hấp thu dinh dưỡng trở nên khó khăn.
Nếu bạn là người "nghiện" uống trà nhưng thời gian này bạn bị những vấn đề như táo bón, cơ thể nặng nề do tích tụ thành phần có hại. Hãy nghĩ ngay tới thời điểm uống trà nha, tránh tuyệt đối việc uống trà trực tiếp ngay trước hoặc sau khi dùng bữa.
Kết luận
Nếu bạn là một “tín đồ của trà”, hãy biết cách chọn lựa loại trà và các thời điểm uống đúng. Ngược lại, nếu bạn là người mới làm quen với trà, việc uống quá nhiều trà trong ngày là điều hoàn toàn không tốt chút nào. Đừng quên bỏ túi những kiến thức bổ ích trên nha.
>>> Đọc thêm: Nước ngọt giả và những hệ lụy khiến bạn phải "sợ đến già"