-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Gan, Thận sẽ ra sao nếu bạn uống quá nhiều nước mỗi ngày?
05/09/2022
Mất nước ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe song uống quá nhiều nước cũng tạo ra hậu quả tương tự. Mất hay thừa nước là tình trạng bổ sung lượng nước vượt mức cần thiết. Càng kéo dài thời gian này không loại trừ tình trạng thận và gan sẽ gặp vấn đề. Rối loạn điện giải, loãng natri, ngộ độc nước là những biểu hiện phổ biến xảy ra do thừa nước, bạn nên biết những điều này.
Uống nhiều nước là như thế nào?
Mất hay thừa nước xảy ra khi việc bổ sung nước cao hơn nhu cầu sở dụng. Tình trạng này có thể xảy ra khi cơ thể hấp thu nhiều nước hơn so với quá trình bài tiết nước. Một lượng nước ồ ạt đi vào cơ thể không những tạo gánh nặng cho dạ dày mà thận, gan cũng ảnh hưởng. Thừa nước còn là nguyên nhân dẫn đến rối loạn tiêu hóa, hôn mê, co giật, tổn thương não, tim ngừng đập.
Thừa nước có thể xảy ra ỏ mọi đối tượng. Tuy nhiên, người cao tuổi và em bé nhạy cảm nên cần sự chăm sóc tỉ mỉ hơn. Trẻ sơ sinh rất dễ xảy ra tình trạng này. Vì trọng lượng cơ thể bé còn ít. Việc phát hiện thừa nước ở bé khó khăn hơn những em bé lớn tuổi. Hơn nữa, thận và nhiều cơ quan trên cơ thể bé chưa hoàn thiện nên để xử lý lượng nước dưa thừa cực kì khó khăn. Chuyên gia khuyên mẹ không nên cho bé dưới 6 tháng bổ sung thêm nước. Sữa mẹ hay sữa công thức vốn dĩ đã đáp ứng nhu cầu nước uống của bé rồi.
Vận động viên chuyên nghiệp, người tập thể hình, người tập thể dục với cường độ lớn là nhóm đối tượng có thể đối mặt với nguy cơ nhiễm độc nước. Dư thừa nước ở đây thường do quá trình đào thải muối khoáng nhiều dẫn đến tình trạng mất cân bằng điện giải. Do đó, để hạn chế tình trạng, người tập nên duy trì chế độ nước uống phù hợp, chia nhỏ vào nhiều thời điểm trong buổi tập,tránh uống nhiều, uống liên tục khi vừa kết thúc buổi tập.
Đối tượng khác có thể bị ảnh hưởng do tình trạng dư thừa nước không ai khác chính là người ăn kiêng, người đang thực hiện chế độ giảm cân không hợp lý. Không hợp lý ở đây nhấn mạnh vào những kiểu ăn kiêng không theo khoa học, thậm chí là truyền miệng. Không ít chị em đang áp dụng biện pháp nhịn ăn chỉ uống nước để làm đầy dạ dày. Khi uống nhiều như vậy, cảm giác no lâu kìm hãm cơn thèm ăn nên giảm cân. Bạn nên nhớ rằng, phương pháp này không được các chuyên gia khuyến khích, thậm chí nó không an toàn chút nào cả.
Ngoài ra, những người đang gặp những rối loạn về tâm lý, cuồng ăn uống rất dễ xảy ra tình trạng thừa nước trong cơ thể.
Các triệu chứng của uống quá nhiều nước như thế nào?
Bình thường, não bộ sẽ là cơ quan kiểm soát cơn khát. Khi phát đi tín hiệu cần bổ sung nước, cơ thể chúng ta đã mất một lượng nước trước đó. Thận, gan và tim mạch hoạt động trơn tru khi bổ sung đủ nước. Dư thừa hay quá tải lượng nước cơ thể cần thì thận và gan quá tải. Tế bào nhu động thận sẽ sưng phồng lên. Não bắt đầu có dấu hiệu phù nề và làm tăng áo lực nội so. Do đó, biểu hiện gần nhất của việc uống quá nhiều nước chính là những cơn đau đầu.
Chuột rút, mệt mỏi, không tập trung là những biển hiện phổ biến tiếp theo. Nguyên nhân do natri và kali hòa toan trong máu. Uống càng nhiều nước thì nồng độ hai thành phần này càng loãng. Chức năng cơ thể bị ảnh hưởng thế nào tùy vào cấp độ và thời gian thừa nước.
Ngoài ra, chứng buồn ngủ, ảo giác, co giật, tê liệt, suy tim...có thể xảy ra bất cứ lúc nào do tình trạng dư thừa nước gây ra. Nặng nhất phải kể đến biểu hiện hôn mê, mất ý thức và tử vong. Để tránh những trường hợp này, chủ động kiểm soát lượng nước uống là điều nên làm. The Water MAN có hẳn công thức tính lượng nước cần bổ sung trong một ngày. Đừng dại bỏ ra 3 phút để biết được cơ thể chính bajn cần bao nhiêu nước mỗi ngày nha.
Cách điều trị quá tải nước
Quá tải hay dư thừa nước cần can thiệp sớm nhất có thể. Bác sĩ gợi ý một vào thao tác dưới đây để mọi người thực hiện:
- Trường hợp nhẹ, bệnh nhân nên kìm hãm lượng nước nạp vào. Không chỉ đường uống, lượng nước có thể được bổ sung bằng thực phẩm thường ngày. Vừa ngưng bổ sung nước, người bệnh phải vận động để giải phóng nước trong cơ thể.
- Những trường hợp nghiêm trọng hơn, bạn có thể dùng thuốc lợi tiểu. Thuốc làm tăng khả năng đi tiểu và tiêu bớt lượng nước tích tụ trong cơ thể.
- Những trường hợp đặc biệt, bác sĩ sẽ xử lý bằng việc bổ sung dung dịch muối ưu trương. Loại chất này sẽ giúp cân bằng nước và điện giải trong thời gian nhất định.
>>> Đọc thêm: Bạn có tự tin mình Uống Nước Đúng Cách? (Phần 1)
Làm thế nào để uống nước một cách an toàn
Uống đúng, uống đủ là cách giúp ngăn ngừa tình trạng dư thừa nước trong cơ thể. Như chia sẻ ở trên, công thức tính lượng nước sẽ giúp bạn tính toán chính xác lượng nước cần bổ sung trong ngày. Lượng nước ở đây tính chung cho nước tinh khiết, nước khoáng, nước kiềm, nước ép, canh...Bạn nên duy trì thói quen uống nước theo một lịch trình cố định. Nghĩa là cứ 1-2h đồng hồ bổ sung nước một lần. Không nên ép buộc bản thân uống quá nhiều trong một lần. Nhu cầu nước uống sẽ cao hơn với những người làm việc nặng, môi trường nắng nóng, mất nhiều mồ hôi.
Hoàn toàn không có tiêu chuẩn chính xác tuyệt đối về lượng nước một người cần uống mỗi ngày. Lượng nước hấp thụ phù hợp phụ thuộc vào các yếu tố như trọng lượng cơ thể, mức độ hoạt động, khí hậu, giới tính và tuổi tác...Tuy nhiên, để ngăn ngừa tình trạng thừa nước, chỉ nên uống nước theo nhu cầu để quá trình chuyển hóa nước và điện giải luôn được ổn định.
>>> Đọc thêm:
Nguyên tắc uống nước “bất di bất dịch” cho người cao huyết áp