Có thể bạn đang thắc mắc: Tại sao một series về uống nước đúng cách lại nói về cách phân loại đồ uống? Thực chất thì, 90% cấu tạo của phần lớn đồ uống là H2O, và hàng ngày ngoài nước lọc ra, thì chúng ta còn nạp vào cơ thể rất nhiều loại “nước” như trà, cà phê, nước ngọt,... Thế nên, hiểu rõ cấu tạo, tác dụng, hạn chế, cách dùng của chúng là rất quan trọng trong hành trình chinh phục mục tiêu Uống nước đúng cách.

Cùng The Water MAN bước vào thế giới của nước và những người bạn nhé!

Đồ uống là gì?

Theo Wikipedia, đồ uống, hay thức uống, là một loại chất lỏng cơ thể con người có thể tiêu thụ, có tác dụng cơ bản là giải nhiệt và giải khát. 

Đồ uống được chia làm bao nhiêu loại?

Có bao giờ bạn thắc mắc câu hỏi trên không? Tôi từng nghĩ mình biết hết, cho đến khi bị shock vì phát hiện ra chỉ riêng nước lọc cũng phân làm 3, 4 loại với những đặc tính khác nhau. Sau đây, tôi sẽ giới thiệu với các bạn sơ đồ tổng hợp các loại đồ uống cơ bản theo cách dễ hiểu nhất:

Các loại đồ uống

Như vậy, thế giới đồ uống có thể phân chia thành 2 nhóm chính: Nhóm có cồn & Nhóm không chứa cồn. Chúng ta hãy cùng khám phá chi tiết đặc điểm, công dụng, hạn chế cũng như cách sử dụng của từng loại đồ uống ở phần tiếp theo nhé!

“Hướng dẫn sử dụng” các loại đồ uống phổ biến

I. Nhóm không cồn

a/ Nước uống không ga

  •  Nước thường

Nước thường gồm 3 loại phổ biến: Nước khoáng, nước tinh khiết và nước ion kiềm. Cả 3 đều là nước vô khuẩn, tiệt trùng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đủ tiêu chuẩn dùng trên thị trường hiện nay. Tuy nhiên, xét về bản chất thì chúng có nhiều điểm khác nhau, thể hiện ở bảng sau:
 

 

Nước khoáng

nước khoáng lavie

Nước tinh khiết

nước tinh khiết petal

Nước ion kiềm

Nguồn nước

Nước chảy qua những tầng địa chất có chứa một số nguyên tố, khí tự nhiên hay hợp chất khoáng với hàm lượng cao hơn nước bình thường

Nước giếng, nước sông, nước máy được tiệt trùng

Nước máy được lọc và điện phân qua máy điện giải 

Công nghệ sản xuất

Đóng chai tại nguồn, không qua xử lý làm ảnh hưởng thành phần của nước mà chỉ qua kỹ thuật đảm bảo vô trùng

Lọc để không còn cặn bẩn, tiệt trùng

Tinh lọc nước để tiệt trùng nhưng vẫn giữ tính tự nhiên của nước. Sau đó nước được đem đi điện phân thành các ion H+, OH- (tạo kiềm tự nhiên)

Thành phần

Hàm lượng khoáng tương đối ổn định, và phải có một số yếu tố đặc hiệu theo quy định của thế giới hoặc theo tiêu chuẩn Việt Nam.

Gần như không có thành phần vi khoáng.

Hàm lượng khoáng ổn định, giàu Hydrogen, pH = 8.5-9.5

Công dụng

- Cung cấp nước và nhiều nguyên tố vi lượng cho sức khỏe, giúp chữa bệnh, làm đẹp

- Hàm lượng khoáng >1000mg là nước khoáng trị bệnh, chỉ dùng theo chỉ thị của bác sĩ

Giải khát, cung cấp nước hàng ngày

Cung cấp nước và khoáng chất, thanh lọc, giải độc cơ thể (đặc biệt có lợi cho tiêu hóa), chống oxy hóa, có thể dùng để nấu ăn.

Phân biệt bằng vị giác

Khi uống có cảm giác hơi tê đầu lưỡi, thể có vị hơi ngọt/mặn (tùy loại), cảm giác tươi mát 

Không vị

Vị ngọt dịu tự nhiên

Phân biệt bằng thị giác

Khi rót ra ly có những bọt khí nhỏ sủi lên

Không có hiện tượng sủi bọt khí

 

>>Tham khảo các thương hiệu nước khoáng nổi tiếng

>>Tham khảo các thương hiệu nước điện giải ion kiềm phổ biến

 

nước tinh khiết aquafina

Nhiều người vẫn gọi Aquafina là nước khoáng, hay nước suối, thực chất nó là nước tinh khiết

Bên cạnh đó còn có một số định nghĩa thường dùng khác như nước suối (gần giống nước khoáng nhưng hàm lượng khoáng không ổn định), nước lọc (chỉ chung các loại nước đã qua xử lý). Đa số mọi người hay nhầm lẫn giữa các khái niệm này. Tuy nhiên, cần phân biệt rõ để sử dụng cho phù hợp.

Một vài điều các bạn cần lưu ý khi sử dụng nước đóng chai, đóng bình thuộc các loại trên:

♦ Nước tinh khiết thích hợp sử dụng hàng ngày

♦ Nước khoáng không thể thay thế hoàn toàn nước tinh khiết, không nên dùng để nấu ăn

♦ Người có thận yếu hoặc trẻ nhỏ không nên uống nhiều nước khoáng

>>Tham khảo các thương hiệu nước tinh khiết được nhiều người tin dùng

 

  • Nước trái cây
    • Đặc điểm: Nước trái cây được ép trực tiếp từ hoa quả hoặc rau củ tự nhiên, hoặc sản xuất heo kiểu công nghiệp. Đặc điểm của nhóm này là hàm lượng dinh dưỡng cao, nhiều vitamin và các khoáng chất tốt cho sức khỏe. Cơ thể dễ hấp thu dưỡng chất từ nước trái cây hơn là qua việc ăn trực tiếp.

nước trái cây

    • Công dụng: Cung cấp vitamin (A,B,C,..) và các chất khoáng cần thiết, đặc biệt là nguồn cung cấp axit folic dồi dào (axit folic là chất giúp sản xuất và duy trì các tế bào mới, giúp ngăn ngừa những thay đổi ở DNA có thể dẫn đến ung thư). Ngoài ra, nước trái cây có chứa chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe.
    • Hạn chế: Nước trái cây không có chất xơ và hàm lượng đường cao. Trung bình trong 250 ml nước ép chứa có 140 calo, do đó uống quá nhiều nước trái cây có thể dẫn đến thừa calo và tăng nguy cơ béo phì. Ngoài ra các sản phẩm nước trái cây đóng chai sản xuất công nghiệp có thể chứa hương liệu, chất tạo ngọt nhân tạo, chất bảo quản không tốt cho sức khỏe.

 

  • Trà
    • Đặc điểm: Trà chứa lượng chất oxy hóa cao. Theo mức độ oxy hóa giảm dần, ta có trà đen, trà ô long và trà xanh.

trà

    • Công dụng: Chống lão hóa, ngăn ngừa bệnh Alzheimer và Parkinson, giảm nguy cơ bệnh tim mạch, lợi tiểu, đào thải độc tố, kháng khuẩn, tăng cường miễn dịch.
    • Hạn chế: Nếu uống nhiều, lượng caffeine trong trà có thể ảnh hưởng ảnh hưởng nhịp tim, gây mất ngủ, chán ăn, khó chịu và bồn chồn

 

  • Cà phê
    • Đặc điểm: Cà phê chứa các hoạt chất chính là caffeine, chất chống oxy hóa, muối khoáng, protein, vitamin và hóa chất thực vật (phytochemical).

cà phê

    • Công dụng: Phòng bệnh Alzheimer, Parkinson, cải thiện trí nhớ, giảm nguy cơ đột quỵ, bệnh tim mạch, tiểu đường, cải thiện chức năng hệ tiêu hóa, phòng chống ung thư.
    • Hạn chế: Uống quá nhiều cà phê dẫn đến tăng huyết áp, mất ngủ, bồn chồn, tăng nguy cơ mắc ung thư vú lên 20%. Dùng thường xuyên các loại cà phê pha sẵn nhiều đường, sữa dễ dẫn đến nguy cơ béo phì, tiểu đường.

 

b/ Nước uống có ga

  • Nước khoáng có ga
    • Đặc điểm: Có tính axit, thành phần bao gồm nước, khoáng chất và một lượng vừa phải khí CO2 (tự nhiên hoặc được bổ sung khi đóng chai). Thương hiệu nước khoáng có gas thiên nhiên nổi tiếng hàng đầu thế giới là Perrier.

nước khoáng có ga perrier

    • Công dụng: Bổ sung các khoáng chất vi lượng (kẽm, magie, canxi,...), kích thích tiêu hóa, làm đẹp, dùng trong pha chế thức uống khác.
    • Hạn chế: Uống nhiều dễ gây cảm giác đầy bụng.

 

  • Nước ngọt có ga (Coca Cola, Sprite, Pepsi,...)
    • Đặc điểm: Thành phần chính là nước, CO2 bão hòa, chất làm ngọt, hương liệu.
    • Công dụng: Giải khát, tăng cảm giác ngon miệng khi ăn.
    • Hạn chế: Gây béo phì, sâu răng, tiểu đường, tim mạch, thận, loãng xương, ảnh hưởng đến hệ thống sinh sản.

nước ngọt có ga

 

  • Soda
    • Đặc điểm: Giàu khoáng chất, đặc biệt là muối Citrate; khí CO2, có loại có đường hoặc không đường
    • Công dụng: Hỗ trợ tiêu hóa, dùng trong làm đẹp, pha chế thức uống
    • Hạn chế: Uống nhiều soda có cảm giác đầy bụng. Soda có đường làm ảnh hưởng đến men răng, gia tăng nguy cơ tiểu đường, tim mạch

soda

>>> Đọc thêm: Pha nước ngọt với bia rượu...trào lưu hay là sự coi thường sức khỏe? <<<

II. Nhóm có cồn

Đồ uống có cồn bao gồm bia, rượu và một số loại thức uống khác như như cocktail, sữa lên men,... Thành phần cơ bản của chúng là nước, cồn và một số hợp chất có thể tiêu hóa được.

Mặc dù có một số công dụng tích cực như chống oxy hóa, giảm căng thẳng, đồ uống có cồn, đặc biệt là rượu bia vẫn “hại” hơn “lợi” nếu dùng nhiều, cụ thể như sau:

  • Rượu làm tăng nguy cơ ung thư vòm họng, ung thư miệng, suy giảm chức năng gan
  • Uống rượu khi đói gây xuất huyết dạ dày
  • Rối loạn trí nhớ, mất thăng bằng, tăng nguy cơ suy giảm trí nhớ nếu dùng thường xuyên
  • Dễ mất nước, thận phải làm việc nhiều, lâu dài gây suy thận
  • Tổn thương tuy, tiểu đường, ung thư

bia rượu

Ngoài những tác hại cho bản thân người uống, rượu bia còn là nguyên nhân của hàng loạt vụ tai nạn giao thông thảm khốc. Theo thống kê công bố bởi Ủy ban An toàn giao thông quốc gia năm 2019, có tới 90% số vụ tai nạn giao thông liên quan tới rượu, bia. Có nên uống rượu bia thường xuyên hay không, tôi nghĩ không cần bàn sâu hơn!

Lời khuyên giúp bạn chọn nhanh loại đồ uống cần thiết

Những phân tích chi tiết phía trên đã cho bạn đầy đủ thông tin đúng không nào? Ở phần này, The Water MAN sẽ giúp các bạn tóm tắt lại một vài lưu ý quan trọng qua sơ đồ sau đây.

tóm tắt đồ uống

Giờ đây bạn đã trả lời được những thắc mắc về các loại đồ uống đúng không nào? Tôi hy vọng với những kiến thức đã được cung cấp, bạn sẽ có cái nhìn đầy đủ để sáng suốt lựa chọn cho mình loại nước thích hợp tùy từng hoàn cảnh. Đã biết uống cái gì, vậy câu hỏi tiếp theo chúng ta cần giải quyết là Uống bao nhiêu thì đủ? Đón đọc phần tiếp theo của series để biết cách Tính lượng nước uống một cách tự động và chính xác!

>>> Cách tính lượng nước phù hợp với các đặc điểm của cơ thể (Phần 5)