Xin chào các ông bố, bà mẹ đang nuôi con nhỏ,

The Water MAN thông báo rằng: Khi tìm đọc bài viết này thì bạn chính là những phụ huynh mẫu mực, những người cha mẹ thương con vô điều kiện. Chỉ mất một vài phút theo dõi để thu về kiến thức trong hành trình lớn khôn cùng con trẻ, điều đó nên làm. Trong Series “Dạy con uống đúng”, The Water MAN sẽ hé lộ những điều có thể trước đến nay bố mẹ đang làm tốt cũng có thể làm sai. Nhưng đừng lo, việc phát hiện sai lầm sớm sẽ giúp bé lớn lên vui khỏe.

Cẩm nang uống đúng cho bé

Trước khi bắt đầu series, mình cùng hoàn thiện bài test dưới đây:

Câu 1: Nước uống có quan trọng với trẻ?

Không

Câu 2: Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng cần bổ sung nước không?

Không

Câu 3: Nhu cầu nước uống của trẻ khác nhau không?

Khác nhau

Giống nhau

Câu 4: Loại nước nào tốt với trẻ nhất?

Nước tinh khiết, nước khoáng, nước kiềm

Nước gì cũng được

Câu 5: Nước ngọt có gas ảnh hưởng thế nào tới sức khỏe bé?

Tiêu cực

Tích cực

Câu 6: Nên cho bé uống nước kiềm không?

Không

Câu 7: Nên cho bé vừa ăn vừa uống nước không?

Không nên

Nên 

Câu 8: Bao lâu nên cho bé uống nước một lần

30 - 60 phút

2 - 3 tiếng

Khi khát

Câu 9: Tư thế uống nước tốt cho bé

Ngồi

Đứng

Nằm

Câu 10: Mẹo giúp bé không sặc khi uống nước

Dùng van chống sặc

Dùng ly nước thông thường

Bây giờ là lúc công bố đáp án bài test trên. 

Xin chúc mừng những bố mẹ chọn đáp án đầu tiên cho trọn bộ 10 câu hỏi. Làm được điều này, bạn thật tuyệt vời trong quá trình nuôi dạy bé. 

Bạn đúng từ 6-8 câu cũng không tệ, điều này chứng tỏ bạn có tìm hiểu về cách nuôi dạy con trước đó.

Còn bố mẹ chọn đúng dưới 5 câu, thật buồn vì có thể bạn chưa hiểu đúng tầm quan trọng của nước với con cũng như chưa có những hướng dẫn đúng đắn. Nhưng không sao, điều đó sẽ thay đổi hoàn toàn sau khi theo dõi hết bài viết này.

Tiếp tục hành trình tìm hiểu series “Dạy con uống đúng” thôi nào!

Cẩm nang dạy bé uống nước

Nước quan trọng với người trưởng thành. Với trẻ em, điều đó cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, việc nhận biết mất nước ở trẻ khó khăn hơn nhiều. Một ví dụ đơn giản, bé mãi mê chơi một trò gì đó có thể quên luôn cơn khát của mình. Hay là những trẻ chưa nói được, việc đưa ra tín hiệu khát cũng khó hơn. Do đó, bố mẹ nên đặc biệt quan tâm tới việc bổ sung hoặc giúp con bổ sung nước mỗi ngày. Bố mẹ đã biết cách nhận biết con mình đã uống đủ nước chưa?  

>>> Bạn có chắc con mình uống đủ nước mỗi ngày?

Trẻ dưới 6 tháng là đối tượng nhạy cảm. Nhu cầu nước uống của bé chưa cao. Thường thì việc bổ sung nước từ bên ngoài là không cần thiết. Nước từ sữa mẹ hay sữa công thức đáp ứng đủ nhu cầu của bé rồi. Để rõ hơn về đầy này, bạn có thể tham khảo thêm:

>>> Đừng cho trẻ sơ sinh uống nước nếu không muốn bé gặp nguy hiểm

Nhu cầu nước uống của bé có sự khác nhau. Bạn cần dựa vào độ tuổi, cân nặng của con mình để tính toán lượng nước bé cần bổ sung mỗi ngày. Tham khảo ngay công thức tính lượng nước cho con: 

>>> Nhu cầu nước uống theo từng độ tuổi khác nhau thế nào?

Sợ bé tiểu nhiều, sợ bé đầy bụng, sợ bé lười uống sữa...Một loạt nỗi sợ khiến nhiều bố mẹ tìm cách hạn chế bé uống nước. Đây mới chỉ là một trong loạt sai lầm khiến cơ thể bé nhạy cảm, dễ ốm. Kéo dài thói quen này không những làm hại tới sức khỏe mà còn gây tổn hại tới sự phát triển trí tuệ của trẻ.

>>> Sai lầm này của mẹ sẽ khiến con mắc bệnh

Dịch bệnh phát triển khó lường. Những tác hại chúng tạo ra không hề nhỏ. Theo đó, một trong những cách để hạn chế lây nhiễm chính từ tự nâng cao đề kháng, tăng miễn dịch. Nhưu vậy, virus và vi khuẩn không có cơ hội xâm nhập. Người lớn có thể chủ động làm điều đó, nhưng trẻ nhỏ thì không. 

>>> 5 điều bố mẹ phải làm để giúp bé tăng đề kháng

Sâu răng mới chỉ là một trong hàng loạt tác hại của nước ngọt đóng chai với trẻ. Vì vậy, chiều chuộng con bằng việc trữ sẵn nước ngọt trong nhà rồi cho bé uống khi khóc là điều không nên. Có thể những tác hại của nước ngọt khó thấy thời điểm hiện tại. Nhưng một ngày không xa, bố mẹ sẽ hối hận vì những điều mình làm:

>>> Hậu quả khủng khiếp từ việc trẻ uống nhiều nước ngọt có ga, bố mẹ chú ý gấp!

Nước kiềm được biết đến như một đồ uống tốt. Người Nhật thường xuyên sử dụng chúng để nâng cao tuổi thọ của mình. Phân tử nước nhỏ, tính kiềm tự nhiên như rau xanh...Đó mới chỉ là hai trong hàng loạt tính chất của nước bạn nên biết. Nhưng với trẻ thì sao? Nước kiềm thực sự tốt với trẻ?

>>> Bố mẹ có nên cho trẻ uống nước kiềm không?

Nước đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong hành trình lớn khôn của bé. Bố mẹ biết điều đó nhưng để tìm ra những loại đồ uống phù hợp nhất không dễ chút nào. Bạn đang rơi vào hoàn cảnh tương tự, việc bỏ qua bài viết dưới đây là điều không nên chút nào.

>>> 5 loại nước tốt nhất cho sức khỏe bé

Con lười uống nước, đặc biệt là nước tinh khiết. Bé có xu hướng thích uống nước ngọt, trà sữa hơn là nước lọc hay nước khoáng. Mẹo giúp bé thích uống nước và biến điều đó thành thói quen.

>>> 7 cách này chắc chắn sẽ giúp con bạn uống nhiều nước hơn 

Tóm tắt cẩm nang dạy bé uống đúng thông qua Infographic. Đây chính là món quà cuối cùng mà The Water MAN muốn gửi tặng các ông bố, bà mẹ.

>>> Hướng dẫn cho trẻ uống nước đúng cách

Cảm ơn vì bạn đã theo dõi hết series “Dạy con uống đúng”. Đừng quên chia sẻ bài viết để nhiều người cùng biết đến những thông tin bổ ích này nhé. The Water MAN luôn ở đây để đồng hành cùng các ông bố, bà mẹ trong hành trình nuôi con khôn lớn.